Giá / Mô hình kinh tế

Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép

Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép
Tác giả: 
Ngày đăng: 22/08/2013

Triệu chứng bệnh: Dưới lớp vảy cá ở phần bụng, phần đuôi và vây cá bị xung huyết chuyển sang màu hồng. Cá mắc bệnh nổi lên gần tầng nước lạnh hoặc mặt nước, tụ thành bầy đàn, tốc độ bơi giảm dần và chết. Bệnh xuất huyết ở cá chép có một số dạng:

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

Bệnh xuất huyết mang cá: Các tơ ở mang cá bị sưng lên, toàn bộ tơ mang cá xuất hiện nhọt động mạch, màu sắc tơ mang cá bị nhạt đi, khi bệnh đã nặng dịch huyết có màu như màu cà phê, ngay cả khi nồng độ ô-xy hòa tan trong ao nuôi cá đầy đủ vẫn thấy xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu lên mặt nước.

Bệnh xuất huyết tính lặn: Khi cá mắc bệnh mới nổi lên mặt nước thì màu sắc vẫn bình thường, chất nhầy trên cơ thể rất ít, sau khi bắt nuôi trong hồ lưới từ 2-3 giờ, cơ thể cá xuất hiện hiện tượng xung huyết, trong đó một bộ phận nhỏ hàm trên của cá chuyển sang màu hồng, khoảng 7 tiếng sau thì cá chết. Giải phẫu cá bệnh thấy trong gan cá có mỡ, gan to. Nguyên nhân gây ra loại bệnh này là do cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao trong một thời gian dài.

Bệnh xuất huyết tính trội: Cá mắc bệnh bị xung huyết ở dưới vảy bụng, phần đuôi cá và mang cá; vây đuôi, vây lưng có màu hồng như máu. Khi giải phẫu cá bệnh thấy gan cá và túi mật sưng to, sắc nhạt. Nguyên nhân gây bệnh giống nguyên nhân gây bệnh xuất huyết tính lặn.

Cách  phòng và điều trị bệnh:

- Cải thiện môi trường nước: Ngăn bờ và thay nước, định kỳ rắc bột vôi sống để tẩy trùng.

- Rắc muối: 5 phút trước mỗi lần cho ăn, rắc khoanh vùng nơi cá ăn khoảng 3-4 kg muối ăn, mỗi ngày 1-2 lần.

- Tiêu độc cho cá: Lúc thả cá giống, tốt nhất nên dùng muối ăn và thuốc muối bột nở (Bicarbonate) tỷ lệ 3:2 hòa tan trong nước rồi ngâm cá giống trong dung dịch đó từ 5-10 phút.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Ruột Đỏ Thanh Long Ruột Đỏ "Bén Rễ" Trên Vùng Đất Nhiễm Phèn

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

22/08/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

22/08/2013
Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

22/08/2013