Ông Nguyễn Văn Tám Làm Giàu Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Vài năm gần đây nông dân xã Phú An (Cai Lậy - Tiền Giang) chọn cây chanh bông làm cây trồng chủ lực trong chuyển đổi kinh tế vườn, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.
Có được cơ ngơi như ngày nay là một quá trình lao động miệt mài của gia đình ông Tám. Trước đây, hộ ông thuộc diện khó khăn, sản xuất độc canh cây lúa năng suất thấp do đất nằm trong vùng ô bao không có phù sa nên cây lúa chậm phát triển. Năm 2005, thông qua tập huấn khuyến nông và học hỏi kinh nghiệm các mô hình trồng chanh đạt hiệu quả ở địa phương, ông lên liếp trồng thử nghiệm 3 công chanh bông tím kết hợp hoa màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, 6 tháng chanh cho thu nhập ổn định, năng suất đạt 60 tấn/ha. Bình quân mỗi ha trồng 1.200 gốc chanh, theo ông mùa nắng nhu cầu sử dụng chanh tươi uống giải khát cao nên giá tăng đột biến từ 28.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp 5 lần so với mùa mưa.
Ông Tám cho biết, chanh cho trái quanh năm, từ lúc nở hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng rưỡi, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc 1 kg chanh tươi khoảng 3.000 đồng. Đối với cây chanh bệnh thường gặp là rệp sáp gây quéo lá, xì mủ gốc chết cây, nhện đỏ gây bệnh ghẻ trái. Tuy nhiên nếu chủ động phòng trị kịp thời theo phương pháp "4 đúng" sẽ hạn chế thiệt hại do các bệnh gây ra.
King nghiệm trồng chanh bông tím cho năng suất cao của ông Tám là trước khi trồng rơm mô, ủ đất oai, dùng tro hay sình non để dưới đáy mô sau đó đặt gốc chanh và lấp đất lại, cặm nọc buộc chặt gốc chống đổ ngã. Sau mỗi lần thu hoạch tỉa những chồi, cành vô hiệu, chú trọng bón nhiều phân hữu cơ, bón cân đối phân hóa học giữa đạm-lân và kali, nhằm giúp cây phát triển tốt, cho trái to. Ngoài việc bán chanh trái ông còn chiết nhánh giống bán cho bà con trong khu vực và các tỉnh lân cận, giá bình quân 10.000 đồng/nhánh, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng ngàn nhánh chanh giống, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Năm 2007, ông lên liếp 4 công còn lại mở rộng diện tích trồng chanh bông tím. Hàng năm thu hoạch trên 40 tấn chanh, trừ chi phí ông thu lãi 150 triệu đồng/năm, xây dựng nhà ở khang trang đủ tiện nghi.
Không chỉ sản xuất - kinh doanh giỏi, ông Nguyễn Văn Tám còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. Với vai trò là Chi hội trưởng Hội Nông dân ấp 6, ông tích cực vận động người thân gia đình và hội viên thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; phong trào "Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo", nêu gương sáng tuổi cao chí càng cao xứng đáng là cây cao, bóng cả để con cháu noi theo, đồng thời vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, giữ vững xóm ấp an toàn về an ninh trật tự, nhiều năm liền ông Nguyễn Văn Tám đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.