Prices / Tin thủy sản

Phòng bệnh trên cá nước ngọt

Phòng bệnh trên cá nước ngọt
Author: Ban KHKT
Publish date: Saturday. January 15th, 2022

Hỏi: Cá chép kém ăn, bơi lội chậm, không định hướng, gầy yếu. Bắt cá lên quan sát thấy có vết màu đỏ trên cơ thể. Hỏi đây là bệnh gì và biện pháp chữa trị ra sao?

(Phan Thế Nam, xã Cốc San, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai)

Trả lời:

Theo mô tả, có thể cá chép đã mắc bệnh trùng mỏ neo. Tác nhân gây bệnh là giống Lernaea, ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam thường gặp một số loài Lernaea polymorpha, L. Cyprinacea, L. Ctenopharyngodontis. Trùng ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu.  Bệnh thường xuất hiện mùa thu, đông và xuân khi nhiệt độ thời tiết từ 18 – 30 độ C. Để điều trị bệnh có thể dùng lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3. Do lá xoan phân huỷ nhanh tiêu hao nhiều oxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi cần thiết.Dùng thuốc tím 10 – 12 g/m3 tắm từ 1 – 2 giờ hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng 1 – 1,5 g/m3 hòa tan té đều, chú ý không phun lúc trời nắng.

Hỏi: Biện pháp phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá giống?

(Nguyễn Hoàng Hà, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)

Trả lời:

Bệnh nấm thủy mi do một số loài nấm thuộc các giống Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Nấm ký sinh làm cho da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển thành từng búi nấm trắng như bông và có thể quan sát bằng mắt thường. Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi bị ô nhiễm do mùn bã hữu cơ, ao nuôi ít được thay nước và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học như đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh. Để điều trị bệnh, cần dùng Methylen với lượng 2 – 3 l/1.000 m3 nước ao nuôi liên tục trong 3 ngày, 2 ngày/lần. Dùng Iodine lượng 1 l/5.000 m3 hoặc dùng CuSO4 với lượng 500 – 700 g/1.000 m3 tạt đều khắp mặt ao nuôi. Đồng thời tạt Vitamin C để cá tăng sức đề kháng và bổ sung glucan vào thức ăn để cá bệnh nhanh hồi phục. Trong quá trình nuôi, để phòng bệnh, cần giữ môi trường trong sạch, không làm cho cá bị xây xát. Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

 


Related news

Chiết xuất collagen từ sứa biển Chiết xuất collagen từ sứa biển

Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam

Saturday. January 15th, 2022
Kỹ thuật chọn và thả cá giống Kỹ thuật chọn và thả cá giống

Việc lựa chọn cá giống là yếu tố hết sức quan trọng. Cá giống tốt sẽ đảm bảo được tốc độ tăng trưởng, giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi

Saturday. January 15th, 2022
Để nuôi tôm sú kết hợp cua hiệu quả Để nuôi tôm sú kết hợp cua hiệu quả

Mô hình nuôi cua kết hợp tôm sú vẫn có hiệu suất đầu tư đạt lợi nhuận cao đối với con tôm là trên 55%, cua là 60%. Mô hình được xem là mang tính bền vững

Saturday. January 15th, 2022