Prices / Tin thủy sản

Phì điệp biển chống lại đại dịch ký sinh trùng ăn não cá

Phì điệp biển chống lại đại dịch ký sinh trùng ăn não cá
Author: Trị Thủy (Lược dịch)
Publish date: Tuesday. March 24th, 2020

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu ra rằng khi cá ăn chiết xuất từ cây phì diệp biển sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ cá khỏi sự nhiễm trùng của loài ký sinh trùng ăn não đang là một mối đe dọa lớn đối với nghề nuôi cá biển.

Hình ảnh ký sinh trùng xâm nhập vào dây thần thần kinh của cá mập Leopard. Ảnh: Bay Nature

Đại dịch ký sinh trùng Miamiensis avidus

Miamiensis avidus là một loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trong môi trường nước biển, chúng gây bệnh cho cá thuộc lớp sụn, là thủ phạm gây chết hàng ngàn cá thể cá mập và cá đuối ở ngoài khơi California, Mỹ vào tháng 10/2017 và cũng là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế to lớn đối với hoạt động nuôi cá biển bằng lồng bè ngoài khơi. 

Miamiensis avidus là một động vật nguyên sinh có lông mịn gắn liền với cái chết nhiều loài cá nuôi, đặc biệt là cá bơn vỉ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Loại ký sinh trùng này xâm nhập qua lỗ thở và ăn não vật chủ. Cá nhiễm ký sinh trùng có nhiều triệu chứng bao gồm xuất huyết và loét bên ngoài da. Theo báo cáo hồi tháng 7/2017 của Okihiro, Miamiensis avidus cũng gây ra những đợt bùng phát dịch ở các trại ấp trứng cá lù đù trắng ở nam California, khiến 250.000 con cá chết và bị tiêu hủy. 

Cây phì diệp biển

Cây phì diệp biển (Suaeda maritima) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Là cây thuộc nhóm cây thân bụi màu xanh với lá mọng nước và hoa màu xanh lá cây. Nó phát triển đến khoảng 35 cm trong đầm lầy ngập nước. 

Trong thân cây phì diệp có chứa các khoáng cần thiết cho cơ thể động vật như natri, kali và glycinebetaine. Do phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của nắng, gió nên chúng đã tạo ra nhựng hoạt chất có khả năng chống stress hữu hiệu, đó là các amino acid và hợp chất kích thích miễn dịch tự nhiên. Rất có tiềm năng khi đưa vào cơ thể của động vật thủy sản. 

Cây phì điệp biển chống lại ký sinh trùng

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã đánh giá tác dụng của Suaeda maritima bổ sung vào chế độ ăn của loài cá bơn vĩ Paralichythys olivaceus nhằm chống lại ký sinh trùng Miamiensis avilus vào tuần 1, 2, và 4.

Kết quả: Cho ăn với chế độ ăn uống bổ sung cây phì điệp biển sau đó gây nhiễm thực nghiệm với M. avidus đã tăng đáng kể tế bào bạch cầu (WBC) vào tuần 2 và 4; các tế bào hồng cầu tăng đáng kể với chế độ ăn giàu 0.1% và 1.0% trong tuần 4. Hàm lượng tế bào máu hemoglobin (Hb) và hematocrit (Ht) tăng lên đáng kể khi cho ăn thêm 0,1% và 1,0% bổ sung khẩu phần vào tuần thứ 2 và thứ 4.

Các bạch cầu như lymphocytes (Lym), monocytes (Mon), neutrophils (Neu) và các thông số sinh hóa như tổng lượng đạm (TP), glucose (GLU) và canxi (CAL) tăng đáng kể trong các nhóm ăn 0,1% và 1,0% chiết xuất vào tuần thứ 2 và 4. 

Hoạt tính lyssozyme huyết thanh cũng được tăng lên đáng kể ở nhóm ăn bổ sung 0.1% và 1,0% trong tuần thứ 1 – 4 so với nhóm đối chứng (0% chất chiết xuất từ thảo dược). Các hoạt động diệt nấm và hoạt tính hô hấp được tăng lên đáng kể khi cá được cho ăn thêm 0,1% và 1,0% khẩu phần ăn bổ sung từ tuần 2 và 4. 

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học Hàn Quốc gợi ý rằng chế độ ăn bổ sung chiết xuất từ cây phì diệp biển 0.1% và 1.0% sẽ bảo vệ các thông số huyết học và sinh hóa, cải thiện khả năng miễn dịch bẩm sinh, tạo ra hàng rào bảo vệ cá khỏi sự nhiễm trùng M. avidus. Tại Việt Nam, những tác nhân do ký sinh trùng trên cá biển gây ra thường không đáng kể, tuy nhiên với tác nhân nguy hiểm như M.avidus cần phải hết sức đề phòng. Nghiên cứu trên tạo ra một cơ sỡ vững chắc giúp chúng ta có một tâm thế vững vàng trong hoạt động đề phòng loài dịch hại trên.

Theo Harikrishnan R1, Kim JS, Kim MC, Dharaneedharan S, Kim DH, Hong SH, Song CY, Balasundaram C, Heo MS


Related news

Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm

Dòng xạ khuẩn mới có khả năng cải thiện chất lượng nước nuôi tôm và tăng cường miễn dịch trên tôm

Tuesday. March 24th, 2020
Bột ốc - nguyên liệu thay thế bột cá bổ sung vào thức ăn tôm Bột ốc - nguyên liệu thay thế bột cá bổ sung vào thức ăn tôm

Mới đây các nhà khoa học Nhật bản đã cho thấy bột ốc có tiềm năng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản.

Tuesday. March 24th, 2020
Cơ chế và ứng dụng tập luyện cơ bắp cho cá Cơ chế và ứng dụng tập luyện cơ bắp cho cá

Khái niệm luyện tập cho cá ở nước ngoài đã được ứng dụng khá lâu, nhưng ở Việt Nam khái niệm này cũng khá mới mẻ và còn áp dụng còn ít

Tuesday. March 24th, 2020