Giá / Mô hình kinh tế

Phát Triển Vùng Trồng Cây Dược Liệu

Phát Triển Vùng Trồng Cây Dược Liệu
Tác giả: 
Ngày đăng: 26/06/2012

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định, việc trồng cây dược liệu cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến dược phẩm và cho thị trường tiêu dùng đã cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Ngoài các cây dược liệu truyền thống, những năm qua, các địa phương đã đưa các giống cây dược liệu mới vào trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng mà còn hình thành nên thị trường tiêu thụ dược liệu, cung ứng sản phẩm cho hầu hết các tỉnh phía Bắc.

HTXNN Nhất Trí, xã Đại Thắng (Vụ Bản - Nam Định) từ lâu đã hình thành vùng trồng cây dược liệu truyền thống với các cây chủ lực là: hòe, ích mẫu, tạch tả, xuyên quy, sinh địa… Thời gian gần đây, ngoài việc bảo tồn nguồn giống cây dược liệu bản địa, phát động phong trào duy trì vườn thuốc nam trong nhân dân, xã Đại Thắng đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, đường ra đồng, hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo điều tiết nước, đồng thời lựa chọn những cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với trình độ thâm canh để trồng trên diện rộng, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Với ưu điểm dễ canh tác, thời gian sinh trưởng ngắn, thị trường tiêu thụ lớn nên diện tích trồng cây ngưu tất và cây huyền sâm ở xã Đại Thắng đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành cây trồng chủ lực. Hiện tại HTX trồng trên 50 ha cây ngưu tất, huyền sâm, thu hút 570 hộ dân ở 4 thôn Phong Vinh, Thống Nhất, Đồng Lân và thôn Làng Mới. Trung bình một năm, HTX cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn củ ngưu tất t
hành phẩm cho thị trường các tỉnh miền Bắc. Trên địa bàn xã đã hình thành 3 tổ thu gom dược liệu của nhân dân địa phương. Để tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ngưu tất bền vững, HTXNN Nhất Trí đã liên kết với Viện Cây dược liệu hướng dẫn nông dân hoàn thiện quy trình kỹ thuật từ khâu chăm bón, thu hoạch đến làm giống và bảo quản hạt giống đảm bảo chủ động toàn bộ quá trình canh tác, mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác. Hiện tại, ngoài thu nhập từ củ thương phẩm, xã viên HTX có thêm thu nhập từ việc cung ứng hạt giống cây ngưu tất cho các tỉnh như Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh… Vụ đông tới, nhiều hộ đăng ký mở rộng 20 ha trồng ngưu tất ở chân ruộng cấy 2 vụ lúa.

Chăm sóc vườn thuốc nam tại gia đình ông Vũ Văn Bá, xã Đại Thắng (Vụ Bản).

Ngoài việc phát triển vùng cây dược liệu truyền thống, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh đã đưa nhiều giống cây dược liệu mới vào trồng và đang hình thành thêm các vùng trồng cây dược liệu, tổ chức chế biến nguyên liệu sau thu hoạch thành thực phẩm và dược phẩm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đã nghiên cứu, đánh giá tiềm năng đất đai, khí hậu, trồng khảo nghiệm và liên kết với các địa phương trong tỉnh đưa các giống cây dược liệu mới vào canh tác, để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Trường Đại học Lương Thế Vinh Nam Định đã thành công trong việc đưa cây dâm bụt giấm (hoa atiso đỏ) trồng trên đồng đất xã Yên Nhân (Ý Yên) sau khi đã thực hiện đồng bộ các quy trình đánh giá điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ thâm canh của nông dân trong xã… Đây là loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Bắc Phi, ưa nắng, có thể canh tác ở vùng đất khô cằn và bạc màu, thời gian sinh trưởng ngắn. Trồng cây dâm bụt giấm được coi là giải pháp thích hợp cho việc tận dụng vùng đấ
t gò đồi cấy lúa và trồng màu kém hiệu quả ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên. Sản phẩm chính của cây dâm bụt giấm là đài hoa dùng phổ biến trong công nghệ chế biến đồ uống, thực phẩm, mỹ phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh. Các bộ phận khác của cây như vỏ, lá, thân, cành… đều có thể sử dụng làm nguyên liệu dệt thô, thức ăn gia súc, phân bón. Hiện tại, cây dâm bụt giấm đã được trồng tại xã Yên Nhân với diện tích hơn 1 ha ở xóm 9, thu hút hơn 40 hộ tham gia. Anh Trần Xuân Thịnh ở xóm 9 cho biết: Được các giảng viên của Trường Đại học Lương Thế Vinh tập huấn quy trình canh tác, thu hoạch và được hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, phân bón, công lao động với định mức 1 triệu đồng/sào nên các hộ dân đều yên tâm sản xuất. Đến thời điểm này, cây phát triển và sinh trưởng tốt, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm sau khi thu hoạch của cây dâm bụt giấm được Cty Thảo mộc Hà Nội thu mua, đồng thời Cty sẽ từng bước chuyển giao kỹ thuật chế biến cho nông dân tại vùng nguyên liệu nên các hộ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất tr
ong các mùa sau trên diện tích đất bạc màu, đồng thời xen canh với các loại rau màu khác như lạc, đậu tương… để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài Trường Đại học Lương Thế Vinh, các Cty dược phẩm trong và ngoài tỉnh như Cty CP Nam Dược, Cty CP Dược phẩm Nam Hà, Cty CP Dược phẩm Traphaco… ký hợp đồng với các địa phương xây dựng vùng sản xuất dược liệu hàng hóa. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng cây dược liệu chủ yếu là: cây dây thìa canh trồng ở Hải Hậu, cây đinh lăng trồng ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ; cây ngưu tất, huyền sâm trồng ở các huyện Vụ Bản, Nam Trực; cây cát cánh trồng ở các huyện Vụ Bản, Trực Ninh…

Việc liên kết giữa các nhà khoa học, các Cty dược phẩm và nông dân trong phát triển vùng cây dược liệu đang là hướng đi vững chắc nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác ở các địa phương trong tỉnh. Để tạo điều kiện cho vùng cây dược liệu phát triển, các địa phương cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng ruộng để tiện cho việc canh tác và thu hoạch sản phẩm, có cơ chế chính sách cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và làm tốt vai trò trung gian trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện các điều khoản của hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Có thể bạn quan tâm

Giá Thu Mua Thanh Long Đạt Mức Kỷ Lục Từ Trước Đến Nay Ở Bình Thuận Giá Thu Mua Thanh Long Đạt Mức Kỷ Lục Từ Trước Đến Nay Ở Bình Thuận

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.

26/06/2012
Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Sữa Ở Đông Kết (Hưng Yên) Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Sữa Ở Đông Kết (Hưng Yên)

Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

26/06/2012
13 Mô Hình Được Hỗ Trợ Từ Nguồn Vốn Của Chương Trình Xây Dựng NTM 13 Mô Hình Được Hỗ Trợ Từ Nguồn Vốn Của Chương Trình Xây Dựng NTM

Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).

26/06/2012