Xuất Khẩu Thanh Long Ruột Đỏ Sang Thị Trường Mỹ
Sau nhiều năm tìm đầu ra ở thị trường nước ngoài, thanh long ruột đỏ, một trong những trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh đã chính thức được xuất khẩu sang thị Mỹ.
Thông qua Công ty NiNa Hoàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ của ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đã xuất bán chào hàng thành công 900 kg trái thanh long ruột đỏ và ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ 4.000 kg vào cuối tháng 1/2013, với giá bán từ 15.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh đưa trái thanh long ruột đỏ ra thị trường nước ngoài, giúp nông dân nâng cao thu nhập và mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại trái cây ngon này.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 60 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành, cho năng suất bình quân khoảng 300 tấn trái/năm.
Để giữ vững thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế trái thanh long ruột đỏ, Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đang triển khai hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để sản xuất sản phẩm thanh long ruột đỏ an toàn; phát triển tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức lên hợp tác xã; xây dựng thêm tổ hợp tác thanh long ruột đỏ tại ấp Bà Mi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho trái thanh long ruột đỏ tỉnh Trà Vinh.
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 5 - 6/2012. Về phương pháp thực hiện, tùy theo điều kiện từng địa phương có thể tiến hành đồng loạt hoặc “cuốn chiếu”. Về kinh phí, sẽ sử dụng từ nguồn ngân sách phòng chống dịch của huyện.
Dầu khoáng (dầu mỏ) là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các ngành SX và sinh hoạt của con người. Do dầu khoáng có tác dụng diệt sâu tốt, không độc hại với người và môi trường, nên người ta còn sử dụng làm thuốc trừ sâu hại cây trồng.
Năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAP tại 15 hộ nông dân thuộc xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Số lượng gà giống Ri Lai của mô hình là 3.200 con, bình quân mỗi hộ nuôi từ 150 đến 200 con, có hộ nuôi tới 300 con