Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau
Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Năm 2012, mô hình nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP đã áp dụng thành công tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Sau 4 tháng thả con giống tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, sản lượng tôm sú đạt khá cao, bình quân đạt trọng lượng 30 -35con/kg; mỗi ao nuôi diện tích 3.500m2 có chi phí đầu tư gần 20 triệu đồng. Nhờ chi đầu tư thấp nên nông dân thu được lãi cao, có hộ thu nhập trên 1 tỉ đồng/vụ nuôi.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT phối hợp các ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi tôm VietGAP và tạo điều kiện cho nông dân tham quan thực tế để trao đổi, học tập kinh nghiệp, từ đó phát huy nhân rộng hiệu quả mô hình nuôi tôm VietGAP. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động một số công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ chi phí mua con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… để giúp nông dân giảm bớt một phần chi phí đầu vào.
Related news
Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua