Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống kỳ đà tại tỉnh Điện Biên” sẽ được Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) triển khai tại tỉnh Điện Biên. Theo đó, sẽ thử nghiệm nhân nuôi; xây dựng quy trình kỹ thuật nhân nuôi kỳ đà và xây dựng mô hình nhân nuôi 20 cá thể tại các hộ gia đình tỉnh Điện Biên.
Việc triển khai thành công đề tài sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh nói chung, mở ra triển vọng lớn về phát triển chăn nuôi, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.

Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.