Giá / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn

Phát Triển Nuôi Gà Thả Vườn
Tác giả: 
Ngày đăng: 09/09/2012

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

Nuôi hơn 3 tháng, trọng lượng mỗi con đạt từ 1,2 kg đến 1,5 kg. Hiện nay, gà ta có giá dao động từ 70 đến 80 ngàn đồng/kg, những lúc lễ, Tết thì giá có thể lên đến 110.000 đồng/kg. Với mảnh vườn dừa trên 3.000 m2, ông nuôi gần 500 con gà ta. Ông Hoàng vừa xuất bán 500 con gà có trọng lượng 1,2 kg trở lên, với giá 80.000 đồng/kg, thu về trên 6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn và thuốc phòng bệnh, ông thu lãi gần 3 triệu đồng. Nếu gà phát triển tốt, mỗi năm ông Hoàng có thể nuôi được 3 - 4 lứa gà.

Hướng tới, gia đình sẽ phát triển lên đến 1.000 con. Để có con gà khỏe mạnh, chất lượng, trước khi nuôi nên bơm cát thành đồi cao cho bớt ẩm ướt. Để hạn chế rủi ro trên gà, ông Hoàng chia sẻ kinh nghiệm: “Khi cho gà ra ngoài vườn, mình phải dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc diệt trùng. Phải xem phân gà mỗi buổi sáng, thấy con nào yếu thì bắt bỏ riêng”.

Anh Trương Văn Son ở cùng ấp áp dụng mô hình nuôi gà ta trong chuồng trại nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật và tham quan một số hộ nuôi gà thả vườn thành công, anh Son quyết định nuôi thử hơn 400 con gà ta trên diện tích khoảng 700 m2. Gà giống khoảng 26 ngày tuổi, được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ có giá từ 24.000 đến 26.000 đồng/con. Anh Son nhận thấy mô hình này thích hợp cho những gia đình có ít vốn, chi phí đầu tư thấp. Chăn nuôi gà kết hợp với vườn dừa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Son cho biết: “Để giảm tỷ lệ thất thoát khi xuất bán cũng như phòng bệnh cho đàn gà con, gà mới đem về nên để trong một chuồng riêng, mắc bóng đèn tròn. Tùy theo nhiệt độ, thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn để giúp cho gà có hơi ấm”. Thức ăn chủ yếu là thức ăn dành riêng cho gà, cỏ vườn, nước uống nên nấu chín để nguội.

Ông Mai Văn Châu - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Khánh cho biết thêm: “Sắp tới, Hội Nông dân sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn xã, nhằm giúp nông dân thoát nghèo”.v


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

09/09/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

09/09/2012
Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

09/09/2012