Giá / Mô hình kinh tế

Phát Triển Gà Đông Cảo

Phát Triển Gà Đông Cảo
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/04/2012

Gà Đông Cảo hay con gọi là gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua.

Trải qua thời gian, giống gà này đã thoái hóa do bị lai tạp và có nguy cơ tuyệt chủng. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Viện Chăn nuôi Quốc gia, xã Đông Tảo đã chọn tạo, phục tráng, bảo tồn và phát triển được giống gà này, trở thành hàng hóa có giá trị cao.

Gà Đông Cảo thân hình to, da đỏ, đầu gốc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp sát vào thân), đuôi nơm. Con trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu đen ánh xanh; mào kép, thân hình to, ngực sâu, lườn rộng, dài, chân to, dáng đi chậm chạp và nặng nề.

Đến tuổi trưởng thành, con trống nặng từ 4 - 6 kg, con mái nhỏ hơn, nặng từ 3 - 4 kg/con. Gà con mới nở nặng 38 - 40g, mọc lông chậm. Con mái bắt đầu đẻ trứng lúc 160 ngày tuổi, khối lượng trứng nặng 48 - 55g. Đặc điểm nổi bật của gà Đông Cảo là có cặp chân to, dài, xù sì, thô; trên đó có những hàng vẩy da đỏ xếp dày lên nhau như hình vẩy rồng trong tranh dân gian.

Thịt gà săn chắc, thơm ngon, ít mỡ, ít cholesterol có lợi cho sức khỏe con người và có hương vị đặc biệt không lẫn với thịt của bất cứ giống gà nào khác. Từ thịt gà Đông Cảo có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích gà nấu đông, xáo lăn, luộc, hấp, nướng lá chanh v.v… Chân gà dài, chia 4 ngón rõ nét, đây được coi là phần ngon nhất của con gà.

Dân gian thường gọi món chân gà Đông Tảo là món ăn vẩy rồng. Nhu cầu thị trường thịt gà Đông Cảo ngày càng lớn nên việc mở rộng chăn nuôi giống gà đặc sản này đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho bà con xã Đông Tảo. Nhiều hộ đã có thu nhập cao và ổn định.

Ông Đào Đức Thi, một lão nông 82 tuổi ở xã Đông Tảo có nhiều năm gắn bó với giống gà đặc sản quý hiếm này, cho hay: Giống gà bản địa dễ nuôi, phát triển chậm, ít dịch bệnh song giá bán cao, lợi nhuận khá.

Mô hình của ông kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể nuôi thả gà trong vườn bưởi Diễn. Với hơn 1 mẫu đất trồng gần 500 gốc bưởi, 1 sào ao thả cá và từ 500 - 700 con gà thịt, 25 - 30 cặp bố mẹ, mỗi năm ông cung cấp cho bà con quanh vùng khoảng 1.000 gà giống, đem lại nguồn thu trên 100 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình khác ở xã Đông Tảo cũng tập trung nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, mở lò ấp giống hiệu quả rất cao như gia đình anh Lê Hồng Thái, Tạ Đình Hiệu…

Bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khoái Châu cho biết: Từ 400 con gà Đông Cảo thuần chủng, đến nay các hộ đã nhân ra được hàng chục nghìn con gà ông bà, bố mẹ; tạo hàng triệu con gà giống cung cấp cho Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, TP. HCM và Lạng Sơn. Chủ trương của huyện là nhanh chóng phát triển giống gà Đông Cảo thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường và tiến tới xây dựng thương hiệu “gà Đông Cảo Khoái Châu” như một sản phẩm đặc biệt của tỉnh Hưng Yên.

Có thể bạn quan tâm

Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

12/04/2012
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Xoài Xen Chanh Ở Bình Phước Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Xoài Xen Chanh Ở Bình Phước

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

12/04/2012
Nghiên Cứu Các Bệnh Thường Gặp Ở Lươn Đồng Ở An Giang Nghiên Cứu Các Bệnh Thường Gặp Ở Lươn Đồng Ở An Giang

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

12/04/2012