Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học
Ngày 18.7, tại Long Xuyên (An Giang), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông (Sở NNPTNT An Giang) tổ chức Diễn đàn “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”.
Hơn 300 nông dân cùng đông đảo các nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm từ gia cầm của 14 tỉnh thành phía Nam đã tham dự.
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng An Giang là địa phương đã có nhiều tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học được xem là tiêu biểu và đi đầu ở vùng ĐBSCL. Diễn đàn lần này nhằm nhanh chóng tìm ra những giải pháp hiệu quả để hướng nông dân đến việc nuôi thủy cầm vừa kế thừa được kinh nghiệm truyền thống vừa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
TS Nguyễn Văn Bắc của Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyên nhà nông nên mạnh dạn chuyển từ nuôi vịt theo phương pháp truyền thống sang nuôi vịt an toàn sinh học. Cụ thể là chuyển nuôi chạy đồng sang nuôi vịt tại nhà vì những lợi ích và hiệu quả trước mắt là cho chính người nuôi. Theo TS Bắc, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang nuôi vịt tập trung an toàn sinh học.
Related news
Thời gian qua, nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) rầm rộ phát triển diện tích vườn cây ăn trái, từ đó nhiều nông sản của người dân tiêu thụ gặp không ít khó khăn, thường rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, đối với một số nhà vườn ở xã Đông Phước A thì ngược lại, đã chọn trồng và làm giàu từ cây mít Thái.
Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.
Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.