Prices / Mô hình kinh tế

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau
Author: 
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

Ông Nguyễn Văn Tâm, một nông dân từng là thành viên trong HTX nuôi nghêu cho biết, mỗi HTX đều được chính quyền phân chia ranh giới, diện tích rõ ràng. Nhưng do muốn mở rộng diện tích nên người dân ồ ạt lấn chiếm, phát sinh tranh cãi, nội bộ mất đoàn kết, xã viên từ bỏ hợp tác xã ra ngoài khai thác nghêu tự do.

Vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau hình thành bãi nghêu dài hơn 30 km với sản lượng hàng năm thu được lên tới trên 40.000 tấn, giá bán 25.000 đ/kg nghêu thường và 20 triệu đồng/kg nghêu giống. Đây là loại thủy sản xuất hiện 6 tháng trong năm (từ đầu tháng 4 cho tới 9) nên đã thu hút đông đảo lao động trong vùng tham gia.

Khi bãi nghêu đã hình thành đã phát sinh tình trạng người lao động thập phương tới khai thác, tìm kế mưu sinh, cao điểm trong ngày có lúc lên tới 4.000 - 5.000 người. Tình trạng trên diễn ra hết sức lộn xộn, tranh giành, xô xát lẫn nhau, dẫn tới tình hình trật tự trên bãi biển diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương tiến hành quy hoạch, đối với khu vực cấm thì giải tỏa không cho khai thác. Khu nào cho phép người dân khai thác thì phải theo quy hoạch, có sự hướng dẫn cụ thể. Đồng thời thành lập HTX nuôi nghêu, khai thác nghêu và trong thời gian ngắn đã có tới 17 HTX ra đời.

Mặc dù đã có những giải pháp, nhưng thời gian qua vì chạy theo lợi nhuận, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tập thể đã dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn thất thường, manh mún nên đời sống xã viên không tốt dẫn tới họ “bỏ của chạy người”.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, chính quyền địa phương đang tích cực chỉ đạo củng cố lại các HTX để đưa vào hoạt động như trước đây. Vì đây là mô hình sản xuất hiệu quả, vừa đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại chỗ. Chính quyền đang vận động xã viên HTX nâng cao ý thức tự quản, làm việc trên tinh thần đoàn kết vì cái lợi chung và có tổ chức kỷ luật./.

Related news

Thả Gần 60kg Cá Giống Vào Hồ Thủy Điện Sông Ba Hạ Ở Phú Yên Thả Gần 60kg Cá Giống Vào Hồ Thủy Điện Sông Ba Hạ Ở Phú Yên

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Tuesday. May 15th, 2012
Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai) Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai)

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Tuesday. May 15th, 2012
Mô Hình Mô Hình "Chung Cư Lợn" 40 Tỷ Đồng Ở

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Tuesday. May 15th, 2012