Phấn Đấu Đạt Sản Lượng 4,4 Triệu Tấn Lúa Ở Kiên Giang
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.
Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Để đạt được kết quả nêu trên, ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân thâm canh, tăng vụ theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh lúa chất lượng cao 120.000 ha; bổ sung quy hoạch mở rộng diện tích lúa thu đông ở những nơi có điều kiện từ 80.000 – 85.000 ha, đảm bảo sản xuất lúa ăn chắc, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển công tác giống, nhất là địa bàn cơ sở; tập trung phát triển và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP.
Năm 2012, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển khá toàn diện. Tổng diện tích lúa giao trồng của toàn tỉnh hơn 750.000 ha; năng suất bình quân 5,91 tấn/ha và đạt tổng sản lượng hơn 4,2 triệu tấn, tăng trên 360.000 tấn so với năm 2011.
Related news
Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ
Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới
Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.