Ốc Bươu Vàng Bị Mua Gom
Ốc bươu vàng là đại dịch của nhà nông, cắn phá lúa gây thiệt hại nghiêm trọng, người dân tìm đủ cách diệt trừ nhưng không hết. Thịt ốc ăn không ngon, nhà nông chỉ chế biến cho cá tôm hay vịt ăn. Thế mà gần đây, ốc bươu vàng lại được thương lái thu gom xuất qua Trung Quốc!
Theo nông dân Võ Văn Sáu, ngụ ở xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) thì mấy ngày nay, thương lái tới miệt này gom thịt ốc bươu vàng với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Trong khi đó, ngày thường, giá ốc thịt chỉ từ 7.000-11.000 đồng/kg. Theo ông Sáu, bình quân 10kg ốc bươu vàng còn vỏ cho khoảng 2kg ốc thịt.
Cũng theo ông Sáu, trong mùa lũ, ốc bươu vàng nhiều vô kể, lại dễ bắt nên người dân hồ hởi rủ nhau đi bắt ốc bán. Ở các xã vùng sâu tỉnh Hậu Giang, nhiều người nghèo đi bắt ốc bươu vàng ngày kiếm được 50.000-100.000 đồng/ngày.
Ông Nguyễn Ngọc Âm, ngụ xã Long Phú (huyện Long Mỹ), có cơ sở thu mua ốc bươu vàng cho biết, lúc trước ông mua ốc bán cho các hộ nuôi tôm càng xanh, ba ba thì một tháng trở lại đây chỉ gom ốc bán cho các lái.
Mỗi ngày, cơ sở của ông thu mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.
Hỏi ông Âm sao đột nhiên lái gom ốc bươu vàng, ông Âm lắc đầu, chỉ nghe lái nói gom thịt ốc xuất qua Trung Quốc, Đài Loan để chế biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm!
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho biết sở đang chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương nắm lại tình hình, số lượng thu mua ốc bươu vàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Giao, việc thương lái tìm mua ốc bươu vàng kéo theo nhiều người đi bắt ốc đã góp phần lợi cho nhà nông không tốn kém tiền mua hóa chất tận diệt chúng.
Nhưng mặt khác, cũng kéo theo hệ lụy xấu khi nhiều người hám lợi lén nuôi ốc bươu vàng bán cho thương lái vì loài này sinh trưởng rất nhanh. Cho nên vấn đề này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ
Related news
Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.
Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.
Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.