Oải Với Điệp Khúc “Được Mùa Mất Giá”
Long Khánh được xem là vựa trái cây lớn của Đồng Nai và của cả khu vực miền Đông Nam bộ. Hiện chôm chôm Long Khánh đang vào cao điểm thu hoạch. Tuy nhiên, hầu hết các nhà vườn đều kém vui vì giá bán tỷ lệ nghịch với năng suất.
Có vườn chôm chôm giống Thái Lan rộng 1 hécta, gần 10 năm tuổi nhưng ông Vũ Văn Minh (ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập) chẳng vui vẻ gì, mặc dù chôm chôm năm nay trúng mùa, trái trĩu cành. Hiện vườn chôm chôm đang thu hoạch rộ, dự kiến thu được khoảng 1,8 tấn. Với giá bán hiện tại trên dưới 5 ngàn đồng/kg, ông Vinh thu được khoảng 90 triệu đồng. Nhưng chi phí đầu vào đã khoảng 60 triệu đồng, như vậy, với 1 hécta chôm chôm, gia đình ông chỉ còn lãi khoảng 30 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Minh là một trong 45 hộ tham gia tổ hợp tác (THT) cây lâu năm của xã. Vườn chôm chôm của ông và hầu hết các nông dân khác trong THT năng suất đều rất cao vì được đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, được hướng dẫn sâu kỹ thuật canh tác nên năng suất cao gấp 3-4 lần so với năm trước.
Ông Trịnh Cao Khải, Tổ trưởng THT cây lâu năm xã Xuân Lập, cho biết: “THT cây lâu năm xã Xuân Lập rất chú trọng công tác khuyến nông, vì thế năm nay sản lượng đạt rất cao. Nhưng vấn đề là năm ngoái giá từ 15-17 ngàn đồng/kg, song hiện tại giá chôm chôm ở đây chỉ có 5 ngàn đồng/kg. Nhiều vườn chỉ huề vốn hoặc lãi rất ít, không xứng với công sức đầu tư”.
Không riêng gì chôm chôm Thái Lan, mà giá bán của chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc cũng đều thấp hơn nhiều so với năm trước. Điệp khúc “được giá mất mùa - được mùa mất giá” dường như đã trở thành quy luật với vùng chôm chôm nổi tiếng này.
Có thể bạn quan tâm
Là một xã vùng biển bãi ngang, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Triệu Vân nằm trong vùng cát của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), do đó canh tác nông nghiệp khó khăn và nguồn nước tưới không đảm bảo. Nguồn thu nhập từ biển của ngư dân Triệu Vân không nhiều lắm do chủ yếu đánh bắt ven bờ
Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.
Ngay sau khi kết thúc gieo cấy hơn 36.000 ha lúa mùa, những ngày này nông dân các địa phương bắt tay ngay chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh giúp lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tạo tiền đề quan trọng đạt năng suất, sản lượng đề ra.