Prices / Tin thủy sản

Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nuôi trồng thủy sản - Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Author: Trần Trung Thành
Publish date: Thursday. December 12th, 2019

Những năm gần đây, kinh tế thuỷ sản đã có những đóng góp không nhỏ vào chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Tỉnh Nghệ An. Tính đến hết tháng 9 năm 2019 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 170.664 tấn, trong đó sản lượng khai thác 126.892 tấn, sản lượng nuôi trồng 43.772 tấn.

Tuy nhiên từ đây cũng nảy sinh một số vấn đề mà không ít người quan tâm đó là bệnh tôm/cá nói riêng và bệnh thuỷ sản nói chung. Có thể nói bệnh thuỷ sản đã làm nông ngư dân hao tốn nhiều tiền bạc, vốn liếng và làm cho các nhà chuyên môn luôn đau đầu để tìm nhiều biện pháp khống chế, khắc phục. Liên hệ đơn giản nhất chúng ta cũng có thể thấy những năm gần đây bệnh đốm trắng ở tôm, bệnh đốm đỏ do vi rút gây ra ở cá trắm cỏ, bệnh do TiLV trên cá rô phi năm 2017, 2018… đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề Nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh. Vì vậy vấn đề bệnh thuỷ sản đã trở thành mối quan tâm của mọi người và cũng là thách thức đối với sự phát triển chung của ngành thuỷ sản.

Có một cách hạn chế được "Bệnh thuỷ sản" đó là bà con Nông, Ngư dân chúng ta nên tạo cho mình một cách nghĩ rằng: Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi cá nói riêng thì "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Thế phòng bệnh như thế nào:

1. Cải tạo và vệ sinh môi tr­ường nuôi cá

Xây dựng các ao nuôi cá đảm bảo có điều kiện phòng bệnh tốt như: Nguồn n­ước cấp không ô nhiễm, Đ­ường cấp n­ước chủ động, độc lập, Đường thoát nư­ớc chủ động, độc lập, Ao thoáng, rãi nắng

Tẩy dọn ao: Sau mỗi chu kỳ nuôi phải làm cạn n­ước ao để cải tạo ao, Phơi đáy ao (ít nhất từ 2-3 ngày) thời gian phụ thuộc vào thời tiết ngày mưa hay nắng, thường.

Vệ sinh môi tr­ường trong quá trình nuôi : Sục khí để tăng ô xy trong nước, Sục bùn để làm thoát các khí độc tích tụ ở đáy ao, Thay nư­ớc sẽ làm các chất thải và khí độc thoát ra khỏi ao, Hàng ngày phải vớt hết thức ăn thừa lên bờ, dọn sạch cỏ rác, xác cây phân xanh, Định kỳ 3 lần/tháng dùng vôi hòa nước té trên mặt nước ao với lượng 1-1,5kg/100 m3.

Thường xuyên sử dụng một số chế phẩm sinh học có chất lượng trong quá trình nuôi như: EZPon của Famentech, Aqua - Pro, Bio - Lacto, Bio - Rhodo của Công ty sinh học Quốc tế công nghệ xanh … những sản phẩm được công bố chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành và đảm bảo có đủ các chủng vi sinh như công bố.

2. Tăng c­ường sức đề kháng bệnh cho tôm cá

Chọn giống cá có sức đề kháng tốt, giống khỏe, không dị hình, không xây xát, Kiểm dịch trư­ớc khi vận chuyển để tránh mang mần bệnh từ nơi này sang nơi khác, Không thả cá giống nhỏ vì thả cá giống nhỏ thời gian nuôi phải kéo dài do đó có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, Không thả nuôi cá với mật độ dầy vì thả mật độ dầy nuôi cá chậm lớn do đó có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, bên cạnh đó cần cải tiến ph­ơng pháp quản lý, nuôi d­ỡng cá: Cho cá ăn theo 4 định

* Định chất l­ượng (thức ăn không ôi, không thối ....)

* Định số l­ượng

* Định vị trí

* Định thời gian 

Không để cá đói, không để thừa thức ăn,Với cá trắm cỏ ngoài thức ăn xanh nên cho cá ăn thêm tinh bột, Tăng c­ường theo dõi và tạo môi tr­ường tốt cho cá sinh trư­ởng: Tránh làm cá bị sốc (nhất là khi chuyển cá), Nư­ớc ao sạch, đủ ô xy, Không làm xây sát cá, Cần phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của từng đối t­ợng nuôi

3. Hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho cá

Khử trùng cá giống

Cá giống trư­ớc khi thả xuống ao nuôi cá thịt nên cho cá giống tắm ở trong dung dịch muối ăn 2-3% (200-300 gam muối/10 lít n­ớc) trong 5-10 phút

Khử trùng thức ăn và nơi cá đến ăn

Thức ăn cần rửa sạch và nên nấu chín (trừ thức ăn xanh), Phân chuồng cần ủ với vôi bột (4-5 kg vôi/100 kg phân) để phân hoai mới sử dụng, ( Th­ờng 15 - 20 ngày ). Thường xuyên vớt thức ăn thừa và xác phân xanh, Định kỳ một tháng 2 lần bón vôi bột xuống ao với l­ượng 2-3 kg/100 m3 nước, nếu nuôi cá lồng, thường xuyên treo 2-3 túi vôi bột quanh lồng, từ 2-4 kg/túi

Khử trùng dụng cụ

Dụng cu, quần áo sau khi làm ở mỗi ao cần đựơc khử trùng (ngâm trong dung dịch clorua vôi Ca (OCl 2  khoảng 1 giờ, rồi rửa sạch ) mới dùng cho ao khác, Dùng thuốc phòng tr­ước mùa phát bệnh

Có thể Phòng bệnh ngoại ký sinh bằng cách:Treo túi thuốc quanh nơi cá ăn, rắc thuốc khắp ao. Phòng bệnh nội ký sinh: Trộn một số kháng sinh, vitamin và thuốc vào thức ăn của cá để phòng bệnh nội ký sinh

Với những hoạt động tích cực đó hy vọng sẽ quản lý được " Bệnh thuỷ sản", giúp bà con Nông, Ngư dân an tâm sản xuất và ngành thuỷ sản Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung sẽ có những bước phát triển bền vững.


Related news

Rong bún - nguồn thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống thủy sản Rong bún - nguồn thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống thủy sản

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra một loại nguyên liệu mới làm thức cho ấu trùng tôm.

Thursday. December 12th, 2019
Lạ mắt nghề nuôi cá chép không vảy, thịt thơm ngon, giòn như tràng lợn Lạ mắt nghề nuôi cá chép không vảy, thịt thơm ngon, giòn như tràng lợn

Đối với những người lười thì làm vảy cá chép là một công đoạn khó chịu, bởi thế họ rất tò mò khi nghe nói về một giống cá chép mới được nhập khẩu

Thursday. December 12th, 2019
Một số bệnh thường gặp trên cá trong mùa mưa Một số bệnh thường gặp trên cá trong mùa mưa

Hiện nay thời tiết đã bước vào mùa mưa, môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, mưa làm rửa trôi phèn, các chất hữu cơ, độc tố tích tụ từ bờ xuống ao cá

Thursday. December 12th, 2019