Prices / Tin thủy sản

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
Author: Thiên Bình
Publish date: Thursday. October 26th, 2017

Là vùng nuôi tôm trọng điểm của khu vực ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu. Hơn 40.000 ha đất nhiễm mặn, đất một vụ lúa bấp bênh được cải tạo, nâng cấp chuyển sang nuôi tôm đã nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi tôm công nghệ cao

Sự thay đổi từ nuôi ao đất sang ao lót bạt bờ và gần đây là ao lót bát đáy; từ việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh sang sử dụng vi sinh; từ ao lớn sang ao nhỏ… đã giúp nghề nuôi tôm của Sóc Trăng không ngừng phát triển trong những năm qua. Tuy chưa thuần túy là công nghệ cao, nhưng trong từng hình thức nuôi tôm nước lợ của tỉnh hầu như đều có sự hiện diện của những tiến bộ khoa học - công nghệ mới.

Sắp kết thúc vụ tôm nước lợ năm 2017, theo nhận định, đây tiếp tục là một vụ tôm thành công; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của những mô hình nuôi tôm tiên tiến, nhất là mô hình nuôi tôm lót bạt đáy; hầu hết diện tích nuôi tôm lót bạt đáy năm nay đều có tỷ lệ thành công trên 90%. Dù diện tích thực nuôi của mô hình này chỉ chiếm 30% tổng diện tích, nhưng sản lượng tôm thu hoạch gấp 2 - 3. Điển hình là trang trại nuôi tôm Tân Nam của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta ở xã Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu), với tổng sản lượng nuôi của vụ 1 lên đến 1.000 tấn và lợi nhuận mỗi tấn vào khoảng 50 triệu đồng, gấp đôi so mục tiêu kế hoạch đề ra. Ông Tăng Văn Xúa, HTX Hòa Nghĩa (xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu), sau 2 năm chuyển một phần diện tích sang nuôi lót bạt đáy, khẳng định, nuôi tôm lót bạt đáy tuy chi phí đầu tư ban đầu có cao hơn ao đất, nhưng bù lại dễ quản lý dịch bệnh, môi trường ao nuôi, nên rủi ro rất thấp, đặc biệt là tôm lớn rất nhanh và đồng đều.

Cũng nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học và thực hiện triệt để các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi mà vụ tôm nước lợ năm 2016 được đánh giá là thành công nhất về cả ba chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng đều vượt kế hoạch. Toàn tỉnh thả nuôi 54.797 ha tôm nước lợ, đạt 122% kế hoạch, cao hơn 7,9% so vụ nuôi năm 2015, năng suất bình quân đạt 8 - 10 tấn tôm/ha/vụ (tăng hơn 2 tấn/ha/vụ); tổng sản lượng tôm đạt 140.000 tấn (tăng gần 50.000 tấn).

Được biết, vụ tôm nước lợ năm 2017, Sóc Trăng thả nuôi 45.000 ha, sản lượng dự kiến đạt 100.000 tấn. Đến đầu tháng 8, Sóc Trăng đã thả nuôi hơn 39.000 ha, trong đó có 13.885 ha tôm sú, 25.646 ha TTCTã, đạt 86,75% kế hoạch. Tại buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng trong tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tỉnh cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và chất lượng cao. Đặc biệt, phải phát huy tối đa thế mạnh về nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu tôm của tỉnh. Sóc Trăng cần phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất tôm của ĐBSCL.


Related news

Nông dân thu tiền tỷ nhờ nuôi tôm trên cát Nông dân thu tiền tỷ nhờ nuôi tôm trên cát

Nuôi tôm trên cát đang mang lại tiền tỷ cho nông dân Diễn Châu (Nghệ An) bởi chất lượng của tôm cao, đầu ra thuận lợi.

Thursday. October 26th, 2017
Nuôi cá bống bớp năng suất cao vùng nước lợ Nuôi cá bống bớp năng suất cao vùng nước lợ

Quy trình này được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện với mục đích đưa cá bống bớp trở thành đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của từng địa phương

Thursday. October 26th, 2017
Nuôi thủy sản ở Sóc Trăng: Không chỉ là sú, thẻ Nuôi thủy sản ở Sóc Trăng: Không chỉ là sú, thẻ

Trong những năm gần đây, tại những vùng mặn, lợ ở Sóc Trăng, nhiều đối tượng nuôi mới được người dân đưa vào sản xuất không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thursday. October 26th, 2017