Nuôi Tôm Chân Trắng Theo Quy Trình GAP
Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi tôm chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III làm chủ nhiệm.
Tại Khánh Hòa, dự án xây dựng 3 mô hình tại 6 hộ dân với quy mô 4 ha ở xã Vạn Hưng - Vạn Thắng (Vạn Ninh) và thôn Hà Liên, phường Ninh Hà (Ninh Hòa - Khánh Hoà). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được dự án hỗ trợ 100% con giống và 11% thức ăn (không vượt quá 70 triệu đồng/hộ dân). Mật độ thả nuôi 120 - 150 con/m2, nguồn giống được nhập từ Hawaii, nuôi trong vòng 3 tháng.
Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…
Sau quá trình nuôi thử nghiệm, nếu đạt kết quả cao sẽ được triển khai nuôi rộng rãi trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Related news
Sáng 18-6, 36 hộ dân ở 2 thôn Tráng Liệt và Thúy Lâm (xã Thanh Sơn, Thanh Hà, Hải Dương) được nhận giấy chứng nhận sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap.
Những năm gần đây, nhiều người nuôi thủy sản ở Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng) ăn nên làm ra nhờ con tu hài. Tuy nhiên, thời gian gần đây bỗng tu hài có triệu chứng teo vòi, bỏ ăn rồi chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người dân điêu đứng.