Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Thử Chim Trĩ

Nuôi Thử Chim Trĩ
Tác giả: 
Ngày đăng: 08/06/2013

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

Bắt đầu từ sự hiếu kỳ về loài chim lạ, chị Hoàng Anh tìm hiểu trên mạng internet về chim trĩ. Chị bắt đầu thích thú nó qua dáng vẻ sặc sỡ, lạ mắt, thích hợp để nuôi làm kiểng trong nhà. Qua giới thiệu của người quen, chị tìm mua được 4 con chim trĩ hai tháng tuổi (1 trống, 3 mái), giá mỗi con 300 ngàn đồng. Sau gần một năm, chị đã hoàn vốn ban đầu. Hiện tại, đàn chim trĩ của chị Hoàng Anh có 13 con, trong đó có 3 con đang đẻ trứng, số còn lại chuẩn bị bước vào tuổi đẻ. Chị cho biết, lúc đầu không dự định kinh doanh, chỉ mua về nuôi chơi nhưng không ngờ chim trĩ cho giá trị kinh tế nên nhân dần ra.

Chim trĩ dễ nuôi, có sức đề kháng cao, tăng trưởng nhanh so với các loại vật nuôi khác. Trung bình 5 tháng tuổi chim trĩ có trọng lượng 1,5 - 2kg. Nếu được vệ sinh chuồng trại hàng ngày kết hợp tiêm thuốc phòng dịch thì loài chim này không bao giờ bị bệnh. Chim trĩ có sức khỏe, có thể bay rất tốt nên khi làm chuồng phải chú ý khả năng đặc biệt này. Chuồng phải được xây dựng nơi khô ráo, khi mưa phải tránh làm chim trĩ ướt, vị trí thuận lợi để nắng sáng có thể chiếu vào tăng khả năng miễn dịch cho đàn chim. Chị Hoàng Anh cho biết thêm, có thể đóng chuồng bằng cây, hoặc cho chim trĩ đi tự do trong khu vườn có tráng xi-măng nền và phải độn cát dưới sàn để không bị ẩm ướt sản sinh vi khuẩn gây hại.

Chim trĩ không những đẹp, lạ thích hợp nuôi kiểng mà còn dễ chăm sóc, không tốn nhiều công sức, thức ăn dể tìm. Chim trĩ ăn rất ít, trung bình 1 ngày chỉ cần 50 gam cho một con khoảng 5 tháng tuổi. Thức ăn chủ yếu tận dụng nguồn rau xanh sẵn có như: rau muống, chuối. Bên cạnh đó, hàng ngày, chị bổ sung thêm gạo lứt nhằm tăng chất đạm và giúp thịt chim trĩ săn chắc. Chim trĩ là loài quý hiếm, thịt có nhiều chất dinh dưỡng được bán nhiều ở các nhà hàng làm nguồn thức ăn bỗ dưỡng cho thực khách. Chim trĩ có thể nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng phát triển con giống.

Khoảng 7 tháng tuổi, chim bắt đầu sinh sản, khả năng đẻ trứng có thể kéo dài và liên tục trong nhiều tháng. Trứng nhỏ như trứng gà ác nhưng được thị trường ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng của chim trĩ hơn các loại gia cầm khác. Trứng chim trĩ có giá 30 - 35 ngàn đồng/trứng. Với 3 con chim trĩ đang đẻ trứng, gia đình chị Hoàng Anh có gần 100 trứng/tháng. Do chim trĩ không có khả năng tự ấp nên chị Hoàng Anh cho gà ấp. Chị chia sẻ, dùng lò ấp vẫn được nhưng theo kinh nghiệm thì ấp máy con giống yếu, không có sức đề kháng. Thông thường, trong vòng hai tuần sau khi nở, chim trĩ đủ mạnh, tự nuôi bản thân. Giá chim trĩ con là 150 ngàn đồng/con.

Được biết, chi phí nuôi một con chim trĩ từ lúc ấp trứng đến lúc sinh sản không quá 100 ngàn đồng nhưng lãi suất có thể gấp đôi. Hiện tại, giá thịt chim trĩ từ mức 300 - 350 ngàn đồng/kg, còn con giống giá 2 triệu đồng/cặp. Mỗi tháng, gia đình chị Hoàng Anh có một cặp chim trĩ được xuất chuồng. Mô hình nuôi chim trĩ của chị Hoàng Anh đang được nhiều anh chị em trong cơ quan tham quan học tập. Hiệu quả bước đầu của mô hình này là một điểm sáng có thể nhân ra góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

08/06/2013
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp Hiệu Quả Từ Sản Xuất Nông Lâm Kết Hợp

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

08/06/2013
Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy Trồng Mía Xen Lạc Sử Dụng Nilon Tự Hủy

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.

08/06/2013