Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Hổ Hèo: Một Vốn Bốn Lời

Nuôi Rắn Hổ Hèo: Một Vốn Bốn Lời
Tác giả: 
Ngày đăng: 21/01/2013

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Theo anh Tâm, rắn là loài động vật hoang dã dễ nuôi, việc tìm nguồn thức ăn cũng không khó, chủ yếu là ếch, nhái. Năm 2010 chỉ với 6 triệu đồng anh mua 50 con về nuôi thử nghiệm, sau 13 tháng rắn trưởng thành và trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5 - 2 kg/con, anh bắt đầu tuyển chọn rắn nuôi lấy thịt và rắn sinh sản. Đợt đầu có khoảng 20 rắn mẹ sinh sản được gần 200 con, số còn lại được anh tiếp tục nuôi lớn thêm để bán rắn thịt. Đến nay trong chuồng của anh có 50 rắn hổ mẹ và khoảng 300 rắn hổ con đang được nuôi nhốt. Số rắn thịt sau gần 2 năm đã cho trọng lượng từ 2,5 - 3,5 kg/con. Anh dự định ra tết sẽ xuất bán 20 con. Giá trên thị trường từ 600.000 - 900.000 đồng/kg tùy theo từng thời điểm. Anh nhẩm tính nếu trừ chi phí, anh thu lợi nhuận khoảng gần 40 triệu đồng.

Anh Tâm cho biết thêm, kỹ thuật nuôi rắn hổ hèo cũng rất đơn giản. Mỗi ngày chỉ cần bỏ chút ít thời gian chăm sóc và cho rắn ăn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả. Do khả năng sinh trưởng mạnh nên nhu cầu thức ăn của rắn rất cao. Tùy theo từng giai đoạn mà nhu cầu thức ăn cũng khác nhau. Để giảm bớt chi phí, thời gian tới, anh sẽ nuôi thêm ếch để có thể tự chủ nguồn thức ăn và có thể kiểm soát được chất lượng. Ngoài ra, người nuôi cũng phải chuẩn bị chuồng thật kỹ, không để rắn thoát ra ngoài. Việc sinh sản của rắn bố mẹ cũng rất tự nhiên, không cần phải có sự tác động nào khác, tuy nhiên phải tách những con rắn mẹ trong thời kỳ sinh con ra chuồng riêng để bảo đảm quá trình sinh sản diễn ra tốt hơn. Trứng rắn phải được ấp từ 70 - 75 ngày trong môi trường thích hợp mới nở. Anh cũng dự tính sẽ mở rộng thêm chuồng để nuôi thêm rắn thịt.

Nuôi rắn hổ hèo là mô hình mới, mang lại hiệu quả cao nên đang được khá nhiều người dân quan tâm. Anh Tâm đang tính chuyện phối hợp với chính quyền địa phương để cho ra mắt mô hình điểm nhằm giúp người dân có nơi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả, nhất là tận dụng được diện tích đất trống để tăng thu nhập cho bà con quanh vùng.


Có thể bạn quan tâm

Thuận Thành Chủ Động Tưới Tiêu Cho Sản Xuất Vụ Mùa Thuận Thành Chủ Động Tưới Tiêu Cho Sản Xuất Vụ Mùa

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

21/01/2013
Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

21/01/2013
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

21/01/2013