Mất Trắng 2.000 Ha Nuôi Cá Do Nước Lũ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Do nước lũ từ năm 2001 đến năm 2010 về thấp nên hầu hết những hộ nuôi cá chủ quan, hàng năm không gia cố bờ bao chung quanh mặt ao.
Lũ năm nay lại về sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, cường suất ngày đêm có lúc lên 6-10cm, nhiều hộ nuôi cá không kịp gia cố bờ bao, chỉ dùng lưới cao 1m chắn chung quanh mặt ao, nhưng nước lũ vượt qua mặt lưới chắn từ 0,4-1m khiến cá thoát ra sông, ruộng.
Ông Nguyễn Văn Đát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Hóa, cho biết mô hình nuôi cá trong mùa lũ rất hiệu quả, lãi thấp nhất cũng được 50 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 100 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa có hơn 80% diện tích nuôi cá bị chìm ngập trong nước lũ, nhiều hộ nuôi cá tra 2-3 năm nay, trọng lượng cá đạt 5-7 kg/con nhưng bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ở huyện Tân Hưng nhiều hộ vay tiền ngân hàng đầu tư nuôi cá trong mùa lũ, hiện có hơn 1.000 ha mặt nước nuôi cá lóc, cá phi, cá rô, cá tra bị chìm ngập do lũ, gây mất trắng.
Ngành ngân hàng ở các huyện vùng lũ đang tổ chức kiểm tra những hộ vay vốn nuôi cá bị mất trắng để có biện pháp gia hạn nợ và hỗ trợ thêm vốn cho các hộ nuôi lại sau khi lũ vừa rút, bù đắp lại thiệt hại do lũ gây ra./.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.