Nuôi Ngao, Nuôi Nghêu

Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.
Chúng tôi đã tới những bãi nuôi ngao ở Nam Định và Thái Bình. Không ngờ, đó lại là một nghề hốt bạc! Nói đúng ra, cũng có năm được năm mất. Tuy nhiên, nếu làm đúng kỹ thuật và tìm được đầu ra ổn định thì khó có nghề nào lãi hơn nuôi ngao…
Trong tự nhiên, ngao thường phân bố trên các bãi triều, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (mà cát phải chiếm tới 60-80%), nơi ấy ít sóng gió và có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Các bãi ở trung và hạ triều là thích hợp nhất. Tuy nhiên, những nơi sâu tới 10m, ngao vẫn sống được. Nó ưa độ mặn từ 19-26%o. Nếu độ mặn thay đổi đột ngột (ví dụ do nước lũ tràn xuống) thì ngao dễ bị chết và có thể chết hàng loạt.
Ngao là loài sống ở đáy. Nó vùi mình trong cát và thò vòi lên để hô hấp và lấy mồi. Nó bắt mồi hoàn toàn bị động. Nếu gặp trường hợp môi trường bị biến động, không thích hợp, ngao sẽ tự tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể. Nó sẽ nổi dần lên mặt nước và theo dòng triều để di chuyển tới nơi khác.
Ngao có con đực, con cái riêng. Tròn 1 tuổi, chúng có thể thành thục và phóng trứng và tinh trùng ra môi trường nước. Mỗi lần, chúng phóng ra hàng chục vạn trứng. Trứng được thụ tinh và sẽ phát triển thành ấu trùng rồi dần dần sẽ hình thành con ngao non (hay gọi là ngao cám) để rồi sẽ thành con ngao giống.
Lâu nay, bà con ta thường thu giống ngao trong tự nhiên. Họ chọn những bãi thích hợp trên bờ biển, dọn sạch vỏ nhuyễn thể và gạch đá, bừa kỹ cho xốp đáy, sau đó san phẳng để tạo điều kiện cho giống bám vào được nhiều và ngăn thành nhiều ô. Nước triều sẽ lên xuống, đều đặn trong 5-6 tháng, ngao giống sẽ bám đầy trong lớp cát bùn ở trên mặt. Đợi tới khi mỗi con đạt được 0,5cm thì ta thu lấy giống. Ta cào chúng vào thành đống ở giữa. Đợi 2-3 đợt triều, ngao ngoi lên để kiếm mồi, chúng sẽ tụ lại ở phía trên. Ta sẽ hốt và sàng lọc cát để thu được ngao giống. Nếu ở chỗ nước sâu, ta có thể dùng lưới kéo.
Hiện nay, một số cơ sở đã chủ động tạo được giống ngao nhân tạo. Chúng tôi đã được Giám đốc Công ty Minh Phú -Vũ Trung Kiên đưa đi thăm cơ sở nhân giống ngao nhân tạo của ông. Tuy mỗi năm ông đã nhân được hàng chục triệu con giống, nhưng so với yêu cầu sản xuất thì vẫn không thấm vào đâu. Nếu các địa phương có điều kiện, ta nên mở rộng các cơ sở nhân giống ngao (vì hiện nay 80% số ngao giống vẫn phải nhập từ nước ngoài).
Ngao rất dễ nuôi. Ta chỉ việc chọn bãi phù hợp và thả giống. Không phải cho chúng ăn. Nó tự lọc nước triều để thu lấy thức ăn.
Lưu ý, ta phải dùng đăng tre hoặc lưới để chắn xung quanh, tránh ngao đi mất. Đăng phải cao 0,6-0,7m và chân đăng vùi sâu dưới bùn 0,2-0,3m. Ta cắm cọc (cách nhau 1,2-1,5m) để dựng lưới và ngả lưới về phía trong của bãi. Trên mặt bãi, ta căng nhiều dây ngang để giữ không cho ngao bỏ đi…
Nuôi ngao đâu có khó. Nếu quyết tâm và chịu khó học hỏi thì ai cũng làm được. Tất nhiên, nơi đó phải thích hợp với việc nuôi ngao
Related news

Trong tháng 2/2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ở nước ngọt và nước lợ) toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt hơn 570 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước.

Cá bống bớp là loài cá nước lợ, thuộc họ cá bống đen, thân hình trụ tròn, mắt nhỏ, mõm tầy, có nguồn dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Cá bống bớp đã được nhiều địa phương tổ chức nuôi song đến nay chỉ có vùng nuôi mặn lợ của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) là nuôi được cá bống bớp với quy mô lớn. Nghề nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng khởi phát từ xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng khoảng trước năm 1990. Mặc dù điều kiện tưới tiêu nước ở đây chưa được quy hoạch nhưng năng suất nuôi cá bống bớp đã đạt 4 - 6 tấn/ha…

Trong nhiều năm qua, năng suất, sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ sự liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa. Bà con nông dân ngày càng thích nghi và biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, nhân giống lúa tạo ra năng suất, sản lượng vụ sau cao hơn vụ trước. Năm 2012, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL ước đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3,2 tỉ USD. Lúa đông xuân 2012 - 2013 đang vào vụ thu hoạch được đánh giá là vụ lúa trúng mùa, năng suất bình quân ban đầu trên 7 tấn/ha. Đạt được kết quả đó là do nông dân thường xuyên quan tâm sử dụng giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao.