Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
Lươn là loại vật nuôi cho lợi nhuận hấp dẫn do giá bán lươn trên thị trường luôn ở mức khá cao, với lươn loại 1 (cỡ 200 g/con) bình quân 100.000 - 120.000 đồng/kg. Do có thể tận dụng các nguồn thức ăn đánh bắt được trong tự nhiên để cho lươn ăn (như cua, ốc…) nên giá thành nuôi lươn theo mô hình này chỉ ở mức 40.000 - 50.000 đồng/kg lươn thương phẩm.
Tại các ấp Thạnh Phước và Thạnh Hòa (xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ) hiện có khoảng 50 hộ nuôi lươn. Hiện có 15 hộ nuôi lươn ở xã Thạnh Phú đã liên kết lại thành lập tổ vay vốn nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGAP và được Metro Cash & Carry Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá thu mua cao hơn thị trường khoảng 15%. Theo nhiều nông dân ở xã Thạnh Phú, nuôi lươn trong các bồn làm bằng nylon có thể tận dụng các khoảng đất trống xung quanh nhà để làm bồn, vốn đầu tư mua vải cao su và vật liệu để làm một bồn nuôi lươn có diện tích 30 - 32 m2 từ 500.000 - 600.000 đồng, mua con giống, thuốc thú y khoảng 1,4 - 1,5 triệu đồng… Sau khoảng 8 - 10 tháng nuôi, nông dân có thể thu được lợi nhuận từ 8 - 10 triệu đồng/bồn lươn, thậm chí có thể đạt lợi nhuận cao hơn nếu tự đánh bắt được lươn giống về nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.