Lên Hương Nhờ Nuôi Rắn Mối
Hiện nay, trên địa bàn Khánh Hòa phát triển rất mạnh mô hình nuôi rắn mối, một số hộ ăn nên làm ra nhờ biết cách vận dụng nuôi theo đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm nên nhiều hộ gia đình từ rất khó khăn đã trở nên khá giả bằng nghề nuôi đối tượng đặc sản này. Gia đình chị Đinh Thị Kiều Hoa ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh là một trong những hộ điển hình.
Từ bỏ nghề buôn bán khó khăn, chật vật, chị Hoa mua các loại cây dừa, cây chuối về trồng trên diện tích đất của gia đình, nhưng rất bấp bênh không đủ tiền chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng, trong một dịp vào thăm người con đang học tại tỉnh Bình Dương, đứa con của chị thấy người mẹ rất yêu thích nghề chăn nuôi nên dẫn mẹ xuống Bạc Liêu chơi và tham quan học hỏi một số mô hình chăn nuôi hiệu quả. Sau khi trở về chị xoay sở vốn mua 4.000 con rắn mối bố mẹ về thả nuôi, đến nay chị đã đã trở thành một chủ cơ sở chăn nuôi rắn mối lớn, với doanh thu trên 100 triệu đồng/tháng.
Theo chị Hoa, thức ăn chủ yếu được chia thành 2 buổi sáng và trưa, buổi sáng cho ăn cơm với trứng gà lòng đỏ trộn lẫn vào nhau, buổi trưa cho ăn các loại cá cơm, dế, châu chấu con, cám, lúc trời nắng rắn ăn rất mạnh, phải làm vệ sinh khô hàng ngày và vệ sinh ướt 3 - 4 ngày/lần. Rắn mối con lúc mới đẻ đến khi nuôi trưởng thành khoảng 1,5 năm, mỗi năm rắn đẻ 2 lần, trung bình rắn đẻ tại trang trại chị là 12 con, một số con đẻ tốt 14 - 15 con.
Sưởi ấm rắn bằng cách lấy lá chuối khô hoặc lá dừa khô đặt vào trong chuồng và cũng là nơi sinh sản lý tưởng cho rắn, sau khi sinh sản cần bắt rắn mối con chăm sóc riêng. Trang trại của chị Hoa đang tiêu thụ rất mạnh giá thịt bán ra ngoài thị trường 360.000 đồng/kg/30 con, 420.000 đồng/kg/20 - 25 con, giá bán giống bố mẹ 15.000 đồng/con và 10.000 đồng/con giống 5 tháng tuổi.
Có uy tín, các chủ hộ ở các tỉnh, thành như Thanh Hóa, Hải Phòng, Huế, Quảng Trị, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng tin tưởng đã đến mua con giống của chị về nuôi. Các tháng trước đây chị thu về 100 triệu đồng/tháng, trong tháng này chị bán được nhiều hơn, với số lãi lên tới 150.000 triệu đồng/tháng.
Chị Hoa cho biết, hàng ngày rất đông khách hàng đến mua rắn giống và răn thịt, nhiều lúc không đáp ứng nhu cầu mua của bạn hàng phải chờ đến hai hoặc ba ngày sau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân và tăng thêm thu nhập, trong thời gian tới chị dự định nhân rộng số lượng rắn mối.
Mô hình nuôi rắn mối của gia đình chị Đinh Thị Kiều Hoa là một trong những mô hình hiệu quả, có thu nhập cao cần được nhân rộng.
Trang trại của chị Hoa hiện có diện tích khoảng 100m2, với 17.000 con rắn mối lớn nhỏ, với số lãi thu về hàng tháng từ 100 - 150 triệu đồng.
Thời gian đầu nuôi đối tượng mới, chị không khỏi băn khoăn về cách thức cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại cũng như tạo độ ẩm và sinh đẻ của rắn mối. Qua tìm hiểu trên sách báo, phương tiện truyền thông, dần dần chị đã bắt nhịp được cách nuôi và nhu cầu của thị trường, đến nay chị rất thành đạt mô hình nuôi rắn mối này.
Theo cách làm của chị Hoa, hệ thống chuồng nuôi được chia thành 4 loại khung để nuôi, khung bố mẹ, khung đẻ, khung con, khung dự phòng. Xung quanh chuồng được che bằng tôn có sơn tạo độ láng cho rắn khỏi ra ngoài, phía trước cao 60cm, phía sau cao 1,2m, tầng trên được che bằng lớp tôn xi măng, chuồng làm theo mô hình khép kín nửa hở, nửa kín có ánh nắng vào có trồng cỏ dưới mặt đất để cho rắn mối ra vào.
Thịt rắn mối được chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn như rắn mối chiên giòn, cháo rắn, hầm xã ớt, nướng mọi, nướng chao, xào nghệ, gỏi, xào xả ớt, nướng lá cách và đặc biệt thịt rắn dai, có vị thơm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người.
Có thể bạn quan tâm
Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.
Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.