Prices / Tin thủy sản

Nuôi lươn tậu xe sang, xây nhà đẹp

Nuôi lươn tậu xe sang, xây nhà đẹp
Author: Dũng Tiến
Publish date: Friday. June 17th, 2016

Nhờ lươn xóa đói, nghèo

Chẳng ai biết được nghề bắt lươn có từ khi nào, nhưng ở Yên Thành nó phổ biến hầu khắp các làng quê, thu hút rất  nhiều người tham gia. Đặc biệt, thời gian gần đây lươn được tôn lên hàng đặc sản, có mặt trong thực đơn hầu hết các nhà hàng, khách sạn thì nghề này phát triển một cách rầm rộ.

Chúng tôi về xã Văn Thành vào buổi chiều, thấy trên cánh đồng lúa đang kỳ ngậm đòng có rất nhiều người đi thả trúm lươn. Anh Quý - một tay trúm quê xã Long Thành tâm sự: Hiện nay là mùa chính để bắt lươn, cánh đồng nhỏ như vậy nhưng có hơn 10 tay trúm, mỗi tay ít nhất cũng từ 200-300 ống trúm.

Theo Quý thì trúm đặt nhiều vậy nhưng qua mỗi đêm, người nào cũng bắt được rất nhiều, riêng anh mỗi đêm với 400 ống trúm cũng bắt được 10-15kg, giá nhập cho thương lái 70.000 đồng/kg vị chi  được trên dưới 1 triệu đồng. “Nhờ nghề ni mà tui tậu được xe máy, cất ngôi nhà khang trang và nuôi được 5 đứa con ăn học. Chính vì có thu nhập nên nhiều người đã sắm đồ nghề, cứ chiều đến là chở trúm đi khắp các cánh đồng để bẫy lươn. Xóm tui có hơn 500 khẩu nhưng có hơn 200 người đi bắt lươn. Lươn ở Yên Thành nhiều lắm, nơi nào có nước là ở đó có lươn, chúng sinh sản rất nhanh”-anh Quý cho biết.

Theo những người thợ bắt lươn ở Yên Thành, thì có nhiều cách để bắt. Cách thả trúm không đòi hỏi vốn liếng nhưng vất vả và lắm công phu. Ban ngày đi đào giun, nhái, cua về băm làm mồi đặt trúm lươn. Buổi chiều, họ dành thời gian đi thị sát địa điểm tìm nơi thả trúm. Trúm có thể thả quanh năm, vì lươn ban đêm ra khỏi lỗ đi tìm mồi, ngửi mùi tanh là rúc vào trúm ngay. Thứ hai là bắt bằng tay không, độc chiêu này chỉ có người dân xã Long Thành mới có. Họ đi trên cánh đồng, hoặc ao đầm, nhìn thấy “mà” lươn chỉ cần thọc hai tay xuống kiểu gì họ cũng túm được chú lươn bỏ vào giỏ.

Nhưng, cách bắt lươn to, bán được nhiều tiền hơn thì chỉ có đi câu. Anh Bình, một cần thủ cho biết: Vào đầu tháng hai, cuối tháng 7 là mùa sinh sản của lươn, khi đó lươn ngoài ruộng sẽ di chuyển vào bờ để làm lỗ đẻ trứng và nở con. Đây là 2 tháng người thợ câu lươn có thể mang lại thu nhập tốt nhất trong năm. Vào mùa sinh sản lươn rất đói mồi, chỉ cần tìm ra lỗ lươn ở là câu được ngay. Chúng tôi thường tụ tập 5-7 người cưỡi xe máy đi khắp nơi để câu. Lươn đặt trúm khoảng 70.000 đồng/kg, nhưng lươn câu giá bán 100.000 đồng/kg. Cứ mỗi ngày chúng tôi cũng câu được từ 3-5kg, khi gặp may thì nhiều hơn, gấp mấy chục lần làm ruộng.

Nhiều người thành tỷ phú

Hiện nay ở Yên Thành hầu như làng nào cũng có những lái lươn “cắm làng” để thu mua rồi nhập cho các đại lý để kiếm lời. Những đại lý lươn này thu gom rồi đưa đi các thành phố lớn để tiêu thụ. Chính trên bước đường này, một số người nhanh nhạy, nắm bắt thị trường đã mở cơ sở chế biến lươn đông lạnh thu lãi lớn.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1980) – chủ cơ sở chế biến lươn ở xóm Rú Đất, xã Long Thành cho biết: “Tôi lúc đầu chỉ thu gom lươn rồi chở đi Vinh nhập cho các nhà hàng. Thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, mà hầu hết các nhà hàng đều phải thuê người làm rất vất vả, vậy là tôi nghĩ ra cách chế biến lươn sạch thành phẩm đông lạnh rồi đưa đi nhập. Tôi làm bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu. Lúc đầu chỉ người nhà làm nhưng sau này tôi phải thuê nhiều người làm. Nhờ nghề này mà tôi cất được nhà 2 tầng và sắm được xe tải để chở lươn”.

Xã chúng tôi thuộc vùng trũng, nắng thì hạn mà mưa thì ngập úng, thu nhập từ cây lúa chẳng đáng là bao nên nghề bắt lươn, chế biến lươn đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động. Lúc nông nhàn, chị em đi làm ở cơ sở chế biến lươn có mức lương 3-4 triệu đồng/ tháng”.

Chị Phạm Thị Phúc – cán bộ Hội Phụ nữ xã Long Thành

Hiện nay cơ sở của chị Nguyệt mỗi ngày thu mua và chế biến khoảng hơn 2 tấn lươn thành phẩm đưa đi phân phối ở các thành phố lớn, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 nhân công với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Huệ - một nhân công tâm sự: “Nhờ chị Nguyệt mà gia đình tôi có việc làm, kiếm thêm thu nhập nuôi đàn con ăn học, chứ mấy sào ruộng ở đây quanh năm hạn hán, mất mùa thường xuyên”.

Chị Nguyệt còn hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều hộ gia đình mở cơ sở chế biến lươn đông lạnh. Hiện tại xã Long Thành có trên 15 cơ sở chế biến lươn đông lạnh, đồng nghĩa với việc có trên 15 tỷ phú lươn. Những cơ sở này cũng đã thu hút hàng trăm lao động địa phương.

Một tín hiệu vui đối với nghề lươn Yên Thành nói chung và các cơ sở chế biến lươn tại xã Long Thành nói riêng là hiện nay, có nhiều đơn đặt hàng của một số đại lý lớn ở ngoại tỉnh để gom lươn đông lạnh xuất khẩu sang Thái Lan, Singapore, Lào, Trung Quốc... “Các xưởng chế biến ở Long Thành dịp tết vừa qua cũng đã bán lươn cho một chủ đại lý lớn để họ đưa ra nước ngoài. Chúng tôi, sẽ mở rộng, cơ sở sản xuất và đầu tư máy móc, trang thiết bị tốt hơn để cho lươn... xuất ngoại”- chị Nguyễn Thị Bình - chủ một cơ sở chế biến lươn đông lạnh cho hay.

Nhiều hộ gia đình ở Yên Thành đã nắm bắt thời cơ mở trang trại nuôi lươn như trang trại anh Trọng (xã Long Thành), anh Phú (Nam Thành), anh Chung (Mỹ Thành)...  Mỗi năm mỗi cơ sở thu nhập hàng trăm triệu đồng.


Related news

Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 2.900ha nuôi tôm công nghiệp Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 2.900ha nuôi tôm công nghiệp

Đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) được người dân đào mới 5,4ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện là 2.936,4ha.

Friday. June 17th, 2016
Thay đổi quy trình nuôi tôm kỹ thuật tiên tiến Thay đổi quy trình nuôi tôm kỹ thuật tiên tiến

Ở vùng nuôi tôm ven biển ĐBSCL vừa trải qua đợt hạn, mặn lịch sử trong 90 năm qua. Theo đó, người nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề do độ mặn tăng cao, xảy ra dịch bệnh, tôm chết… Điều này người nuôi cần nhanh chóng thay đổi quy trình nuôi tôm kỹ thuật tiên tiến để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Friday. June 17th, 2016
Hạn hán ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản Hạn hán ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

Từ đầu năm 2016 đến nay, tình hình khô hạn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể; tình hình dịch bệnh tôm nuôi cũng diễn biến phức tạp, để lại nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.

Friday. June 17th, 2016