Nuôi Heo Trở Thành Tỷ Phú

Các mô hình chăn nuôi lợn có rộng khắp cả nước, song cách từng bước đi lên xây dựng trang trại của anh Bùi Văn Hồng, tại xã Bình Tâm, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) đã mang hiệu quả kinh tế cao, là tấm gương điển hình đang được nhiều người dân học hỏi.
Anh Bùi Văn Hồng cho biết, gia đình anh bắt đầu chăn nuôi năm 2003. Lúc đầu nuôi 1 con lợn nái, qua đó thấy hiệu quả và tích luỹ kinh nghiệm, cộng thêm việc chịu khó nghiên cứu thêm tài liệu chăn nuôi, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, sau hai năm anh đã phát triển thêm 5 con nái. Lợn nái đẻ ra anh để lại nuôi bán lợn thịt. Khi đã nắm vững các biện pháp phòng chống dịch bệnh đàn lợn, kỹ thuật chăm sóc, với số vốn tích lũy được anh mạnh dạn chuyển 2,5 ha đất trồng lúa sang xây dựng chuồng trại nuôi 1.000 con lợn thịt và gần 100 con lợn nái để tự cung cấp con giống cho trang trại của mình. Xung quanh chuồng trại anh đào ao nuôi cá và trồng gần 600 gốc dừa xiêm lai tạo ra cảnh quan xanh, sạch, mát cho môi trường chăn nuôi.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, anh đầu tư xây dựng 6 hầm biogas có sức chứa gần 200 m3 để xử lý phân thải. Mặt khác, anh thu gom phân để nuôi cá, ủ bón cây, bán để tạo thêm nguồn thu nhập.
Khi hỏi đến bí quyết thành công, anh Bùi Văn Hồng cho biết: trong chăn nuôi cần chú trọng tuân thủ theo khuyến cáo của ngành thú y về biện pháp tiêm phòng ngừa đầy đủ các dịch bệnh cho đàn lợn theo định kỳ. Cái quan trọng nữa xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, làm vệ sinh hàng ngày, xung quanh chuồng trại hàng tháng cần phải khử trùng vôi diệt mầm bệnh và mỗi lần xuất chuồng cũng sử dụng vôi khử trùng chuồng trại từ 10 - 15 ngày. Nhờ vậy từ năm 2007 đến nay, mỗi năm anh Bùi Văn Hồng thu nhập hơn 300 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, trở thành tỷ phú chăn nuôi ở vùng nông thôn huyện Chân Thành.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 11-2011, người dân xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) đã được Công ty Sawon ở Bắc Giang đầu tư hỗ trợ giống hành lá trồng thử nghiệm. Tuy mới là dự án thí điểm, nhưng với những ưu điểm như năng suất cao, không mất nhiều công chăm sóc, loại cây trồng này đang mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân nơi đây..

Học hết trung học phổ thông, anh đã theo đuổi nhiều nghề, đi nhiều nơi nhưng rồi thất bại. Không sợ khó khăn vất vả, dám nghĩ dám làm, anh đã tìm ra hướng phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả..

Vụ lúa mùa năm nay, xã Minh Quang (Chiêm Hóa) có kế hoạch gieo cấy 412 ha (cao nhất huyện). Để đảm bảo sản xuất đúng khung thời vụ, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của huyện, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương làm đất và gieo cấy lúa..