Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa
Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.
Theo lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: vụ nuôi tôm này, các trại trong tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 50 triệu con giống tôm sú, lượng giống còn lại sẽ được nhập từ tỉnh ngoài.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thả nuôi giống tôm kém chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 100% lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và tôm di ương từ tỉnh ngoài về. Tuy nhiên, thực tế các năm vừa qua, Chi cục Thú y chỉ kiểm tra, kiểm dịch được từ 60 đến 80% lượng tôm di ương từ tỉnh ngoài về địa bàn tỉnh. Nhiều lô tôm giống mang sẵn mầm bệnh không được kiểm dịch chất lượng và xử lý bệnh để loại bỏ, vẫn đem thả nuôi, gặp môi trường nước ô nhiễm, làm dịch bệnh lây lan, tôm chậm lớn,...
Theo lịch thời vụ, từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4-2013, các chủ ao đầm vùng triều sẽ đồng loạt thả tôm giống xuống ao nuôi, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra chặt chẽ lượng tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh vào Thanh Hóa, không cho bán những lô tôm giống chưa được kiểm dịch chất lượng, bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn có đủ các giấy tờ đã công nhận kiểm dịch tại nơi sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tháng 2 vừa qua, Fimex VN đã thu hoạch ao nuôi tôm đầu tiên được 5,6 tấn, vượt so với 4,5 tấn theo kế hoạch. Giá trị sản lượng tôm thu hoạch đạt 600 triệu đồng, lợi nhuận ròng trên 250 triệu đồng.
Với lợi thế là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định nên cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách lựa chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế gia đình.
Sản lượng cá tra nuôi của cả nước đã giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2013 gây khó cho doanh nghiệp trong việc thu mua chế biến xuất khẩu.