Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú
Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác. Song, nhìn lại các mô hình nuôi tôm sú tuy gặp nhiều khó khăn, bất cập, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng kỹ thuật nhưng vẫn thấy sự cố gắng của nông dân trong sản xuất, nhất là ở mô hình nuôi tôm kết hợp với cua - cá. Có thể thấy, đây là hình thức nuôi tôm kết hợp với nhiều loài thủy sản khác nhau đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.
Tại xã Lý Nhơn , huyện Cần Giờ, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình nuôi cua xen canh với tôm sú thu được kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới, đặc biệt cho các hộ nghèo. Đặc điểm của mô hình này là thả tôm nuôi với mật độ 15 con P.15/m2 ; cua: 0,5 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp.
Mời bà con tham khảo: |
Qua thời gian theo dõi thấy: Các loại thủy sản nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Mô hình sản xuất lại có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, vừa bền vững, rất phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế, đất đai của đa số bà con. Sản phẩm thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng, dễ tiêu thụ . Điều quan trọng là, việc nuôi tôm sú xen cua không ảnh hưởng nhau mà con tương trợ và bổ sung cho nhau giúp hạn chế được chi phí cho người nuôi và tạo ra môi trường nuôi tốt, ít bị dịch bệnh. So với nuôi chuyên tôm thì mô hình xen tôm cua ít gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cua và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường. Kết quả, các hộ đều thu được lãi từ 10 triệu đồng trở lên/mô hình.
Trao đổi cùng bà con làm nghề tại đây, tiến sĩ Trần Viết Mỹ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Đa phần vuông nuôi của bà con còn đơn giản, ít được quan tâm cải tạo. Về trang thiết bị phục vụ sản xuất chưa đầy đủ nên khi gặp sự cố về thời tiết, dịch bệnh thì hay bị động. Bên cạnh, một bộ phận nông dân còn chủ quan làm theo kinh nghiệm, nóng vội thả giống, không tuân thủ theo lịch thời vụ, một số hộ dân còn thả giống khi nguồn nước chưa được xử lý triệt để nguy cơ mầm bệnh phát triển và lây lan cao.
Để tiếp tục phát huy lợi thế của mô hình nuôi tôm kết hợp với cua, ngành chuyên môn khuyến cáo bà con cần quan tâm đầu tư cải tạo tốt ao đầm, con giống phải lựa chọn kỹ qua kiểm tra chất lượng, quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, mật độ thả các đối tượng hợp lý, nhằm giảm rủi ro, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, các bài học kinh nghiệm và giải pháp kỹ thuật của các mô hình này cũng đóng góp hướng đi mới cho bài toán: nuôi thủy sản bền vững cho các xã ven biển để khắc phục tình trạng trong thời gian vừa qua nuôi thủy sản thâm canh bị thất bại và thua lỗ do dịch bệnh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Related news
Bộ NN-PTNT vừa đồng ý với kiến nghị xuất khẩu đường của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, theo công văn gửi Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT chỉ đồng ý cho xuất khẩu 100 - 150 nghìn tấn so với đề xuất 250 nghìn tấn của Hiệp hội.
Vụ đông xuân năm 2011, bà con nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trồng trên 450 ha hành tây giống 320 của Nhật Bản và giống hành P/S của Mỹ.
Vụ tôm 2011, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An thả nuôi 847 ha, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng 650 ha. Năm nay, Quỳnh Lưu trúng đậm tôm thẻ chân trắng (4.500 tấn), tôm thương phẩm cũng được giá cao. Năng suất bình quân trên ao thực nuôi 10 tấn/ha/vụ, cá biệt có hàng chục hộ đạt năng suất 20 đến 24 tấn/ha/vụ