Nuôi Cua Biển
Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.
Cua biển rất thích hợp với vùng nước có độ mặn từ 0 - 30 phần ngàn, lại dễ nuôi, vốn đầu tư không nhiều, ít bệnh, nguồn giống có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển và SX nhân tạo, thức ăn chủ yếu là các loại cá biển rẻ tiền...
Anh Huỳnh Thanh Danh (ấp An Điền, xã Long Điền Tây) cho biết: Ở đây có rất nhiều người nuôi cua, ít vốn mà lại lời nhiều, có thể thả cua nuôi xen vào vuông tôm sú để tăng thu nhập. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Hiện tại giá cua gạch tại ruộng là 450.000 đ/kg, cua y dao động từ 180.000 - 220.000 đ/kg. Do là huyện ven biển có nhiều cánh rừng ngập mặn, nên lượng cua giống tập trung khá nhiều. Vì thế, nguồn giống được cung cấp dồi dào.
Anh Mai Văn Thiết (ấp Hòa I, xã Long Điền) nói: “Mật độ thả bình quân từ 2 - 4 con/m2. Tới tháng 7 - 8 bắt đầu thu hoạch dần và thả nối tiếp cho vụ sau. Ước tính, trừ chi phí thì còn lãi từ 20 - 30 triệu đ/ha/vụ. Nhiều gia đình ở ấp này thoát nghèo, có đời sống ổn định nhờ nuôi cua”.
Related news
Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập.
Sáng ngày 15/6, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã cưỡng chế tịch thu 26 tấn khoai tây Trung Quốc mang đi tiêu hủy vì có chứa chất độc hại.
Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.