Nuôi Chim Trĩ - Mô Hình Chăn Nuôi Mới Của Chú Lô

Đầu năm 2013, được một người bạn giới thiệu về cơ sở mua bán chim trĩ ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), chú Lê Văn Lô (ngụ ấp Tân Định, xã Tân Thới) đã tìm đến mua 6 con chim trĩ mái và 2 con chim trĩ trống về nuôi.
Do đây là mô hình mới ở huyện Tân Phú Đông, không có người đi trước để học hỏi kinh nghiệm, chú tự mày mò tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ.
Hàng ngày, thời gian rảnh rỗi chú dành hết cho việc chăm sóc đàn chim trĩ như cho ăn, vệ sinh chuồng trại, công việc thú y, theo dõi tăng trưởng…
Sự cần cù, chịu khó của chú đã được đền bù xứng đáng, đàn chim trĩ phát triển rất nhanh; từ 8 con ban đầu đến nay đã phát triển 200 con lớn, nhỏ, trong đó có 52 con mái thường xuyên đẻ trứng.
Chú đem trứng gửi vào các lò ấp để lấy chim trĩ con về nuôi, rồi chịu khó chăm sóc chu đáo chim non như xông đèn, ủ ấm. Ngoài ra, để bổ sung nguồn đạm cho chim trĩ, chú còn chịu khó nuôi thêm sâu surper bown làm thức ăn cho chim.
Theo chú Lô, kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim trĩ cũng giống như nuôi gà nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi trọng lượng chim trĩ mỗi con khoảng nửa kg là có thể xuất chuồng làm con giống. Chú vừa mới bán 30 con, thu được 7 triệu đồng.
Với đà này, chỉ một đợt bán nữa, chú sẽ thu lại đủ số tiền đầu tư ban đầu và có lời. Điều chú mong muốn là đầu ra của chim trĩ được ổn định, không bị thương lái ép giá để chú hướng dẫn bà con hộ nghèo trong xã cùng nuôi chim trĩ, từng bước nâng cao mức sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.