Giá / Tin thủy sản

Nuôi cá, trồng rau sạch ở Costa Rica

Nuôi cá, trồng rau sạch ở Costa Rica
Tác giả: Tuấn Minh - Theo Theo AquacultureAlliance
Ngày đăng: 14/06/2018

Bằng hệ thống thủy canh (aquaponic), người dân Costa Rica yên tâm trồng rau diếp, nuôi tôm và cá da trơn sạch dù năng suất chưa cao.

Hình: Aquaponics Basic Diagram

Đây là mô hình nuôi cá, trồng rau thủy canh do Trung tâm Thủy sản và Hàng hải (NNP) thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia (INA) có trụ sở tại trung tâm tỉnh Puntarenas phát triển. Mô hình được thực hiện trong điều kiện nhà kính, chỉ có nước được sử dụng như chất bón lỏng cho cây trồng trong thùng có dung tính 1 m³. Thùng này cũng là nơi nuôi tôm nước ngọt (tôm càng xanh) và cá nheo Mỹ.

Hệ thống thủy canh được đặt trong nhà kính với mái che làm bằng nhựa mờ và tường được gắn các lỗ nhỏ chống rệp trắng. Bể nuôi bằng nhựa, hình vuông có đường kính 1,15x0,95x0,93 và đáy lót gỗ. Hệ thống được vận hành theo mô hình nuôi thâm canh với cá nheo được thả theo mật độ 100 con/m³ và trọng lượng ban đầu là 0,5 g/con; trong khi đó ấu trùng tôm càng xanh (PL; 0,003 g) được thả hai lần trong một tháng với mật độ cách nhau 100 PL/m³ ở lần 1 và lần 2 là 200 PL/m³. Cá nheo và tôm được nuôi trong 80 ngày với máy sục khí thường xuyên và trao đổi nước liên tục và được cho ăn ad libitum cùng thức ăn công nghiệp chuyên nuôi cá rô phi và tôm nước lợ.

Sau 40 ngày nuôi, rau diếp được trồng bằng hệ thống tuần hoàn. Tổng số 63 gốc rau được trồng trên diện tích 5 m² với mật độ 12,6 gốc/m², sắp xếp thành 7 hàng, mỗi hàng có 3 cây. Chất nền trồng cây dày 20 cm và nước chảy ở độ sâu 15 cm với tốc độ dòng chảy là 200 ml/phút.

Nhiều thông số chất lượng nước gồm nhiệt độ, pH và ôxy hòa tan được theo dõi hàng tuần. Nồng độ ôxy hòa tan được duy trì ở trạng thái bão hòa thông qua hệ thống sục khí và khuếch tán. Toàn bộ quy trình trồng rau xanh mất 45 ngày và nuôi cá da trơn, tôm mất 85 ngày. Rau được thu hoạch và được đo kích thước. Tôm và cá được cân trọng lượng và đo kích cỡ; đồng thời được đánh giá tăng trưởng hàng tuần (g/tuần), sinh khối cuối (g/m³), tỷ lệ cho ăn (g thức ăn/m³/ngày) và chuyển hóa thức ăn (g thức ăn/g sinh khối).

Hệ thống nhà kính giúp duy trì độ ẩm tương đối 65% và nhiệt độ môi trường xung quanh là 35ºC suốt ngày. Nồng độ ôxy hòa tan gần bão hòa (từ 6,9 - 10,1 với mức trung bình 8,7 mg/L) trong suốt giai đoạn trồng thử nghiệm còn nhiệt độ nước dao động 27 - 31ºC, cao nhất là 32,4ºC suốt buổi chiều. Theo đó, tỷ lệ sống của tôm đạt 86% và cá nheo đạt 96%, điều này phản ánh sự vận hành phù hợp của hệ thống thủy canh và khá thuận tiện trong việc hỗ trợ tăng trưởng của tôm và cá. Tỷ lệ sống của tôm cũng liên quan đến việc lắp đặt các lỗ nhỏ ngăn rệp đồng thời có tác dụng như một nơi trú ẩn tự nhiên cho tôm.

Khi thực hiện mô hình thử nghiệm, NNP cho biết, trọng lượng cuối sau 85 ngày nuôi là 9,9 g/con với cá và 1,8 g/con với tôm. Kết quả này chưa đạt kỳ vọng ban đầu do mật độ thả vẫn còn cao. Với trường hợp tôm, do mật độ thả con giống cao nên dẫn đến tỷ lệ sống cao hơn vì môi trường được kiểm soát. Tỷ lệ tăng trưởng với tôm và cá lần lượt 0,15 và 0,82 g/tuần. Ở trong ao nuôi, hai loại thủy sản này đạt trọng lượng trung bình lần lượt là 20 g và 600 g sau 7 tháng (210 ngày) nuôi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng chỉ đạt lần lượt 0,67 g và 20 g/tuần.

NNP thông tin thêm, dù tốc độ tăng trưởng của cá ở hệ thống thủy canh chậm hơn ở ao nuôi thông thường nhưng đây lại là giải pháp tạo nguồn cung rau và thủy sản sạch trong điều kiện quyền sử dụng nước hợp pháp bị thắt chặt và phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe của cơ quan quản lý là Bộ Môi trường và Năng lượng Costa Rica. 


Có thể bạn quan tâm

Tôm – lúa: Thông minh, hiệu quả và thích ứng biến đổi khí hậu Tôm – lúa: Thông minh, hiệu quả và thích ứng biến đổi khí hậu

Theo thống kê, hiện, cả nước mới phát triển được khoảng 170.000 ha mô hình tôm - lúa, với năng suất tôm trong mô hình bình quân cũng mới đạt 170 - 200 kg/ha

14/06/2018
Tiềm năng từ nuôi cá lóc Tiềm năng từ nuôi cá lóc

Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở ĐBSCL bởi chất lượng thịt thơm ngon, giá thành hợp lý; là đối tượng nuôi nhiều triển vọng.

14/06/2018
Nuôi hàu giúp cải thiện chất lượng nước Nuôi hàu giúp cải thiện chất lượng nước

Nuôi hàu ở vùng cửa sông Potomac có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Aquatic Geochemistry.

14/06/2018