Nuôi cá tai tượng trong bể bạt cho hiệu quả cao
Nhờ mạnh dạn áp dụng và đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá tai tượng trong bể bạt, ông Nguyễn Văn Biên ở phường An Thới, Q Bình Thủy, TP Cần Thơ đã thành công với mô hình và thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Ông Biên cho biết, từ năm 2010, nhận thấy việc nuôi cá tai tượng trong ao, mương nguồn nước dễ bị ô nhiễm và khó quản lý được đàn cá dẫn đến thất thoát nhiều nên quyết định chuyển sang nuôi trong bể bạt. Hiện, ông Biên nuôi cá tai tượng trong 15 bể bạt, mỗi bể có diện tích từ 30 – 50 m2
Để làm bể, ông sử dụng những tấm tôn dựng thành khung rồi lót bạt, một số bể khác thì xây dựng bằng xi măng và lót bạt. Mật độ mỗi bể nuôi dao động từ 600 – 700 con cá bột. Cá từ lúc thả nuôi đến khi thu hoạch khoảng 15 – 16 tháng, đạt trọng lượng từ 0,9 – 1 kg/con.
Cá tai tượng là loài cá dễ nuôi, tạp ăn, có thể cho ăn rau xanh kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để rút ngắn thời gian thu hoạch. Ưu điểm nuôi cá trong bể bạt là ít bị ô nhiễm nước, dễ quản lý, chăm sóc, cá ít bệnh, ít hao hụt (chỉ khoảng 15%), khi cần cũng dễ di chuyển cá từ bể này sang các bể khác… Trong khi, nuôi ao đất dễ ô nhiễm, khi mưa trái mùa làm nguồn nước bị nhiễm phèn, cá dễ chết.
Khi nuôi trong ao lót bạt, ông Biên thường thay nước trong bể theo con nước, nước lên cao thì thay, trung bình nửa tháng thay 1 lần. Nhờ đó hạn chế tối đa bệnh, việc nuôi trong bể cũng dễ dàng xử lý nước và thay nước để cá phát triển tốt.
Ông Biên cho biết, việc nuôi cá tai tượng trong bể bạt phù hợp với vùng đô thị, đất ít. Ngoài ra, người nuôi cũng ít tốn công chăm sóc. Với 15 bể nuôi, mỗi năm ông Biên xuất bán từ 3 – 5 tấn cá, giá bình quân 60.000 đồng/kg, qua đó thu lãi gần 100 triệu đồng.
Related news
Với hiệu lực kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn, tinh dầu và hợp chất thơm của chúng góp phần quan trọng vào việc mang lại sự phát triển bền vững
Tôm châu Á đã có mặt tại tất cả các thị trường trên toàn thế giới. Nhưng tại hầu hết những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, đặc biệt với tôm vỏ (HOSO)
Mật rất quan trọng đối với sự hấp thụ lipid trong ruột của động vật. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng không có khả năng tự tổng hợp muối mật