Nuôi cá hô thu lợi nhuận cao
Nhờ áp dụng tốt quy trình nuôi cá hô thương phẩm trong ao nông dân ở Kiên Giang đã đạt được thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm góp phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và sử dụng thức ăn công nghiệp tại bốn điểm ở các huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành và U Minh Thượng, mỗi điểm có 500 m2.
Mô hình này được Trung tâm hỗ trợ 60% tiền mua cá giống, 30% tiền chi phí thức ăn và vật tư thiết yếu; đồng thời được tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi để nông dân ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang Phù Khí Nguyên cho biết, nhờ áp dụng tốt quy trình nuôi cá hô thương phẩm trong ao từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn giống tốt, thả giống với mật độ thích hợp, đầu tư thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của cá và chăm sóc quản lý tốt, cho nên cá hô nuôi trong ao ban đầu mau lớn và không xảy ra dịch bệnh, có tỷ lệ sống hơn 75%.
Theo kỹ sư Nguyễn Thị Lan Thanh, kết quả ban đầu cho thấy, cá hô là đối tượng dễ nuôi, khả năng thích nghi rộng và tăng trưởng nhanh. Nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần vệ sinh cải tạo ao tốt; có rào chắn lưới quanh ao để không cho cá tạp vào; chọn con giống phải rõ nguồn gốc, có chất lượng cao, đồng đều, thức ăn phải đủ lượng và chất, điều chỉnh thức ăn phù hợp. Ðối với mô hình nuôi mật độ cao với 1 con/m2, sau khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg/con cần tăng cường hệ thống ô-xy dưới đáy để giúp cá tăng trưởng tốt hơn.
Sau 18 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân hơn 2 kg/con và sản lượng đạt hơn 1.000 kg; với giá bán cá hô thương phẩm trên thị trường hiện nay là 200 nghìn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư thì mô hình này cho lợi nhuận hơn 140 triệu đồng. Ông Vi Nhựt Quang, ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp cho biết, sau quá trình thả nuôi, cá ít bị bệnh, sau 18 tháng trung bình mỗi con nặng từ 2,3 đến 2,4 kg; sau khi trừ chi phí, gia đình ông Quang lãi hơn 150 triệu đồng. Hiện Trung tâm tiếp tục triển khai mô hình này ở nhiều xã trong huyện Giồng Riềng.
Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao với thành công bước đầu ở một số huyện trong tỉnh Kiên Giang sẽ giúp nhà nông có thêm đối tượng nuôi mới trong phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản.
Related news
Nếu tác động tài chính là chìa khóa để nuôi tôm bền vững thì vệ tinh, điện thoại di động và dữ liệu lớn có thể thúc đẩy quá trình này như thế nào?
Động lực tạo ra một lượng lớn hơn các loài có liên quan đến mức độ dinh dưỡng thấp trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản "có thể không hữu ích" trong việc làm
Trong số các vụ tai nạn điện trong dân xảy ra thời gian vừa qua có nhiều vụ do người dân quá chủ quan khi lắp đặt môtơ điện.