Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng. Trải qua nhiều thất bại lẫn thành công, đến nay anh đã xem cá bống tượng là vật nuôi giúp gia đình anh thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Anh Hải cho biết, trước đây gia đình anh chỉ độc canh cây lúa. Nhận thấy nếu chỉ trồng lúa thì đời sống gia đình sẽ không bao giờ nhiều khó khăn. Vì vậy, tận dụng cây tạp trong vườn nhà như gáo, còng, tre và con rạch trước nhà có nguồn nước tốt, anh quyết định nuôi cá bống tượng. Ban đầu anh đóng 2 lồng có kích thước 2x4x1,8(m), thả nuôi 300 con cá bống tượng giống. Cá giống cỡ 100gr/con, với giá trung bình 55.000 – 60.000 đồng/kg.
Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp xay nhuyễn trộn cám để vào sàng thả xuống lồng cho cá ăn. Anh cho ăn 3kg thức ăn/ngày, tức 10% trọng lượng thân, sau đó tăng dần thức ăn theo thể trọng của cá nuôi. Thức ăn chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên, hàng ngày anh và các con đi kiếm cá tạp về làm thức ăn cho cá.
Lúc đầu anh nuôi chỉ mong tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống gia đình, nhưng càng nuôi anh càng say mê, thích thú. Anh nói: “Cá bống tượng rất dễ nuôi nhưng cũng dễ mắc bệnh và cá thường hao hụt nhiều ở giai đoạn đầu. Vì vậy, rút kinh nghiệm tôi đào một bể lót bạt nylon nuôi cho cá thật khỏe rồi mới chuyển sang nuôi trong lồng bè”.
Trong thức ăn hàng ngày anh thường xuyên trộn vitamin C, Premix để tăng sức đề kháng cho cá. Anh cho biết cũng phải kiểm tra thức ăn để tránh dư thừa . Ngoài ra, anh còn sử dụng dây giác, cây cỏ mực, muối hột treo ở đầu bè phòng bệnh ký sinh trùng cho cá. Sau khoảng thời gian từ 10 đến 12 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con từ 0,5 kg trở lên, anh bán 300.000 đồng/kg, trừ hết các chi phí anh còn lãi 39 triệu đồng.
Vời việc nuôi cá bống tượng thành công, anh Hải chẳng những góp phần đa dạng hóa vật nuôi, xóa nghèo mà còn mở ra triển vọng về loài cá này và đang thích nghi khắp vùng miền Tây Nam bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.
Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr