Nuôi Cá Biển Trên Sa Mạc
Các nhà khoa học thuộc Công ty GFA của Israel đã nghiên cứu một công nghệ mới cho phép nuôi cá biển ở đất liền, đặc biệt là trên sa mạc. Công nghệ mới chắc chắn sẽ góp phần làm giảm thiểu việc đánh bắt bừa bãi khiến chủng loại và số lượng cá biển ngày càng sụt giảm như hiện nay.
Báo động về trữ lượng cá biển
Hiện nay, nguồn cá biển đã giảm tới gần 1/3 số lượng và tốc độ suy giảm này vẫn còn tiếp tục gia tăng. Theo một nghiên cứu khoa học mới công bố, nếu những xu hướng khai thác và sử dụng cá biển vẫn tiếp tục như bây giờ thì đến khoảng giữa thế XXI gần như sẽ không còn một chú cả biển nào. Giáo sư Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie, Canada, trưởng nhóm nghiên cứu này cho biết: “Cách mà chúng ta đang khai thác nguồn lợi biển hiện nay hoàn toàn không khoa học. Chúng ta vét cạn nguồn lợi biển rồi hy vọng sẽ có một loài khác sinh ra để thay thế”.
Giáo sư Steven Palumbi đến từ trường Đại học Stanford California, Mỹ - một trong những nhà khoa học tham gia dự án, bổ sung thêm: “Trừ phi chúng ta có những cải thiện cơ bản trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển như hoạt động của một hệ sinh thái tự nhiên, nếu không đây sẽ là thế kỉ cuối cùng chúng ta được thưởng thức hải sản!”.
Đóng góp quan trọng của công nghệ mới
Theo Giám đốc điều hành của GFA Dotan Bar-Noy: “Đánh bắt quá mức là một vấn đề nghiêm trọng hơn những gì mà mọi người đang nghĩ. Trong một vài năm, nếu chúng ta không làm gì để ngăn cản thì nhiều loài cá nước mặn sẽ biến mất hoàn toàn”. Dotan Bar-Noy cùng với hơn 30 người khác, chủ yếu là kỹ sư, các nhà sinh học biển kết hợp với những kỹ thuật dân gian đã tìm ra một giải pháp mới góp phần làm giảm việc đánh bắt bừa bãi khiến chủng loại và số lượng cá biển ngày càng giảm xuống như hiện nay, đó chính là công nghệ mới có thể cho phép nuôi cá biển trong đất liền, đặc biệt là trên sa mạc.
Mời bà con tham mô hình nuôi thuỷ sản sử dụng ống E-Rô-Týp: |
Đây là một hệ thống sử dụng thiết bị lọc sinh học và vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải sản sinh trong quá trình nuôi cá, vì thế không ảnh hưởng đến môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp cá sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định. Trong thời gian nuôi không cần phải thay nước hoặc thực hiện xử lý hóa chất và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, điều đó giúp cho những con cá được nuôi sẽ có mùi vị tươi ngon hơn. Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào kể cả ở những khu vực sa mạc, mỗi mét khối nước có thể nuôi được 100kg cá. Hiện tại, một số khu vực ở Israel đã lắp đặt công nghệ nuôi cá biển này.
>> “Với hệ thống công nghệ nuôi mới này, cá biển có thể được nuôi bất cứ nơi đâu, ngay cả sa mạc với sự tác động lên môi trường là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo được độ tươi, ngon của cá” - Giám đốc điều hành của GFA Dotan Bar-Noy khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.
Nhà vườn trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đang cười tươi khí trái cây vụ nghịch đang có giá rất cao.
Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh thay thế dần phân hóa học đang được Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai khuyến cáo vì nhiều tác dụng hữu ích. Trước tiên, phân hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, làm đất tươi xốp, giữ độ ẩm và dưỡng chất cho đất… nên kích thích sự ra rễ, cây trồng sẽ phát triển mà hạn chế được sâu bệnh tấn công