Nuôi Ba Ba Đẻ Trứng

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi nhà chú ba Xuẩn hầu như ai cũng biết. Chú là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu nhiều năm liền của xã. Tôi may mắn có nhiều cơ hội được đến, được tiếp xúc và trao đổi với chú thông qua dự án Khuyến Nông có sự tham gia do tổ chức VVOB của Vương Quốc Bỉ tài trợ.
Chú thường tâm sự “Thông qua dự án, có dịp được đi tham quan, học tập nhiều nơi từ đó học được nhiều kinh nghiệm vì nuôi thủy sản rất khó, phải nắm vững kỹ thuật thì nuôi mới hiệu quả”.
Tôi hỏi thăm về tình hình sản xuất hiện nay, chưa kịp dứt câu, chú bảo đi theo chú, cho xem mô hình này hay lắm. Chú dắt tôi xem mô hình cho ba ba đẻ trứng. Đây là kết quả của chuyến tham quan mà trạm Khuyến Nông Châu Thành đã tổ chức cho thành viên Câu lạc bộ Vĩnh Lợi đi học tập kinh nghiệm nuôi Ba ba từ năm 2009 tại tỉnh Hậu Giang. Khi về, chú là một trong 5 thành viên của Câu lạc bộ mạnh dạn áp dụng mô hình này. Với số lượng 2.000 con ba ba giống lúc ban đầu, đến nay sau hơn 16 tháng nuôi, trọng lượng trung bình khoảng 1kg/con và chú bắt đầu xây chuồng cho ba ba đẻ. Kết quả thật bất ngờ, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, đàn ba ba giống của chú đã cho được gần 300 trứng, theo chú “ do đây là lứa trứng so (đầu tiên) nên chú chỉ cho ấp thử khoảng 100 trứng để theo dõi, muốn có con giống tốt thì phải chờ từ lứa trứng thứ 3 trở đi khi đó con giống mới đạt chất lượng và mau lớn”. Dự kiến sau hơn 1 tháng nữa số lượng trứng thu được khoảng 1.500 trứng, tỷ lệ trứng thụ tinh và nở còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố do đó cần phải am hiểu kỹ thuật thật kỹ.
Đây là mô hình mới tại Vĩnh Hanh, để nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ cũng như kỹ thuật sản xuất con giống và nuôi ba ba thương phẩm Trạm Khuyến nông sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân
Related news

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"