Nông Dân Trẻ Sản Xuất Dưa Leo Theo Quy Trình Vietgap

Ghi chép chi tiết số lượng từng kg phân bón, ml thuốc bảo vệ thực vật mua về và sử dụng vào ngày nào,… vào quyển nhật ký đồng ruộng là một điều kiện cần có khi trồng rau theo qui trình VietGAP và được chứng nhận, một công việc không dễ dàng đối với một nông dân, kể cả nông dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm.
Thế mà, anh nông dân trẻ Trần Thanh Sơn, 38 tuổi, nhà ở ấp 1, xã nông thôn mới Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM đã và đang mày mò làm việc ấy với mong muốn có được giấy chứng nhận Sản xuất Dưa leo theo qui trình VietGAP. Có được quyết tâm đó là do thông qua các kênh thông tin tập san, báo, đài,… anh nhận định được: thời gian tớ đây, Giấy chứng nhận này sẽ là giấy thông hành cho sản phẩm rau của anh đi vào chợ đầu mối, siêu thị, bếp ăn của các trường học, công ty,…
Được sự hỗ trợ giống, vật tư, qui trình kỹ thuật trồng dưa leo và sự tư vấn nhiệt tình của cán bộ Khuyến nông thuộc TTKN TP.HCM, anh Sơn đã, đang và đã khắc phục các mối nguy trong quá trình trồng dưa leo theo qui trình VietGAP: cố gắng ghi chép cẩn thận nhật ký, lưu trữ chứng từ, hóa đơn mua bán vật tư, sản phẩm thu họach, … trong một file dựng hồ sơ nhằm tránh thất lạc cũng như khi cơ quan chức năng tới kiểm tra dễ dàng hơn; Dùng các rỗ đựng thuốc nước để bên dưới, rỗ đựng thuốc bột để bên trên, rỗ đựng bao bì phân bón cũng như thuốc BVTV, xếp vào một gốc cuối nhà và che đậy cẩn thận. Những việc này không khó, tuy nhiên đòi hỏi tính cẩn thận.
Sáng ngày 04/11/2010, tiếp chúng tôi bên ruộng dưa leo tươi tốt, trái rất đẹp, vừa thu họach được 2 đợt, anh rất phấn khởi kể: do chăm sóc cẩn thận nên ruộng dưa mới được tươi tốt như thế, anh dự đoán ruộng dưa vụ này của anh ít nhất cũng đạt 6.000kg/2.000m2, cũng may vụ này giá cả đang tăng, thương lái tới tận ruộng thu mua với giá 7000đ/ kg. Như vậy, anh sẽ thu được 42.000.000 đồng.
Tuy nhiên, giá cả lên xuống thất thường, không phải vụ nào cũng có thu nhập cao như thế này, do đó phải cố gắng làm cho bằng được để sớm có giấy Chứng nhận sản xuất dưa leo theo qui trình VietGAP thì sản phẩm thu họach mới được tiêu thụ dễ dàng và ổn định giá cả trong thời gian tới. Anh nói rất quyết tâm: vụ tới anh cũng sẽ chọn mua giống, vật tư,… có nguồn gốc rõ ràng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân, phòng trừ dịch hại theo qui trình kỹ thuật, cũng như khắc phục các mối nguy trong canh tác mà cán bộ Khuyến nông đã tập huấn và tư vấn.
Có thể bạn quan tâm

Sáng nay (28/9), Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương và UBQG Tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện số 70 gửi các tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng bão số 10 là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thực tiễn sản xuất đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần có tư duy mới, cách tiếp cận hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp… Mô hình liên kết mới thật sự đạt được mục tiêu như mong muốn: hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, để người nông dân không bị thiệt.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động của địa phương, những năm qua Đảng ủy, UBND Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản. UBND thị trấn đã rà soát thực địa, xây dựng quy hoạch phát triển vùng nuôi. Hằng năm, thị trấn tổ chức từ 8 - 10 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản cho hàng trăm lượt hộ dân