Giá / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: 
Ngày đăng: 01/05/2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện giá cá tra nguyên liệu được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng so với tháng 1/2012. Đây là mức giá cá tra thấp nhất ở khu vực ĐBSCL kể từ năm 2011 đến nay.

Với giá bán như hiện nay, nông dân bị lỗ từ 3 - 5 ngàn đồng/kg, tương đương mỗi hecta nông dân nuôi cá lỗ từ 900 triệu đến 1,5 tỉ đồng (năng suất bình quân 300 tấn/hecta).

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cá tra đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên hạn chế thu mua, trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ… đang gặp khó khăn.

Cùng với cá tra, nông dân nuôi cá điêu hồng khu vực ĐBSCL cũng đang gặp khó khăn vì có thông tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm Trifluralin và giá bán loại cá này đang sụt giảm mạnh. Chưa kể tình hình tiêu thụ loại cá này hết sức chậm trong khi nhiều bè nuôi cá điêu hồng đang bước vào thời điểm thu hoạch.

Theo bà con nuôi cá điêu hồng trong bè trên sông Tiền (ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang và Cồn Phụng, Châu Thành, Bến Tre), hiện giá cá điêu hồng chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg so với mức giá trước khi có thông tin có chất cấm xuất hiện.

Ông Huỳnh Hữu Tài, xã Thới Sơn, Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, hiện nay giá thành nuôi cá bình quân đã là 27.500 đồng/kg, thậm chí có người nuôi tốn chi phí đến gần 30.000 đồng/kg cá nên với giá cá hiện nay, người nuôi lỗ ít nhất 3.500 đồng/kg.

Với năng suất mỗi bè cá điêu hồng thể tích 100 m3 khoảng 5 tấn thì mỗi bè người nuôi đã lỗ gần 20 triệu đồng. Tuy vậy, thông thường mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 bè cá, có người vài chục bè nên số tiền thua lỗ của mỗi chủ bè lên tới hàng trăm triệu đồng.

“Hiện nay, tôi có 10 bè tới thời điểm thu hoạch với hơn 60 tấn cá điêu hồng sẵn sàng xuất bán với giá trị gần 1,5 tỉ đồng nhưng kêu thương lái thì họ không thèm tới coi cá. Vì thế, phải tốn thức ăn duy trì đàn cá hàng ngày khoảng 10 triệu đồng, còn nếu bán được thì lỗ hơn 200 triệu đồng”, ông Tài cho biết thêm.

Không chỉ người nuôi cá gặp khó khăn, ngay cả tiểu thương kinh doanh cá điêu hồng tại các chợ ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang…. cũng đứng ngồi không yên vì giá cá giảm, người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

01/05/2012
Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

01/05/2012
Nuôi Dông Đơn Giản, Lãi Lớn Nuôi Dông Đơn Giản, Lãi Lớn

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

01/05/2012