19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Bình Định

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do thời tiết thất thường cộng với môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp. Theo thống kê, toàn tỉnh đã có 19,5 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng và bệnh do môi trường. Trong đó, Tuy Phước có 4,9 ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh, Phù Mỹ 6,1 ha, Phù Cát 8,5 ha.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương đang triển khai các biện pháp bao vây, khống chế các hồ nuôi bị dịch bệnh, giúp người nuôi tôm ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).