Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.
Theo nhiều nông dân nuôi cá bè ở TP. Mỹ Tho, hiện nay thương lái đến tận bè mua cá điêu hồng với giá 29.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước nên người nuôi cá bè cũng giảm được phần nào khó khăn. Ông Võ Hoài Phong, chủ đại lý thức ăn thủy sản Hoàng Long ở phường 6, TP. Mỹ Tho đồng thời cũng là người có 7 bè nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long cho biết, giá thành nuôi cá điêu hồng trên bè bình quân hiện nay khoảng 28.000 đồng/kg. Do đó, với sản lượng mỗi bè cá bình quân 6 tấn, các chủ bè có cá thu hoạch trong thời gian này có thể lãi được trên 10 triệu đồng/bè.
Liên tục nhiều tháng qua, giá cá điêu hồng liên tục nằm ở mức thấp trong khi giá thành sản xuất tăng cao nên nhiều chủ bè buộc phải bán bè hoặc treo bè để tránh lỗ. Chính vì vậy, đến thời điểm này số lượng bè cá giảm mạnh và số lượng bè cá đang treo cũng rất lớn.
Số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho thấy, tính đến ngày 20/11, tỉnh Tiền Giang có gần 1.379 lồng bè nuôi cá điêu hồng, giảm hơn 130 lồng bè so với cuối năm 2011; trong đó có 994 bè đang thả nuôi, chỉ chiếm hơn 70% số lượng lồng bè. Sản lượng cá điêu hồng nuôi bè của toàn tỉnh từ đầu năm đến nay cũng chỉ đạt gần 8.000 tấn, giảm hơn 3.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, bà con nuôi cá bè không nên vội thả cá giống, do môi trường nước thời điểm này chưa phù hợp cho sự phát triển của cá giống. Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay nông dân trồng lúa ở các huyện phía Tây của tỉnh đang tháo rửa nước trong ruộng lúa ra các kênh rạch nội đồng để chuẩn bị sạ lúa, nên nước sông trong khoảng 1 tháng tới rất đục, phèn nhiều không thuận lợi để thả cá giống.
Bên cạnh đó, để tránh sự ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn (tháng 5 - 6 dương lịch hàng năm), tăng tỷ lệ sống của cá nuôi... nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá bè trong vụ tới, bà con nông dân cần tìm nguồn giống chất lượng, có uy tín, đã qua kiểm dịch và tiến hành thả nuôi rải đều (tránh cá thu hoạch đồng loạt) với mật độ vừa phải (120 - 150 con/m3) từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 dương lịch.
Cần thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi cá có dấu hiệu dịch bệnh. Trong quá trình cho cá ăn cần chọn những loại thức ăn có chất lượng, có độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá nuôi; quản lý chặt lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa đủ no, kết hợp với phương pháp cho cá ăn 3 ngày ngừng 1 ngày. Bà con cần chú ý không nên cho cá ăn những loại thức ăn có đạm quá cao, cũng không nên bổ sung thường xuyên Vitamin C trong khẩu phần thức ăn của cá mà chỉ dùng định kỳ, nhất là dùng trong những lúc thời tiết giao mùa, môi trường nước thay đổi.
Related news

trồng Muoi, muoi đông cô, muoi dong co, nghe trong muoi , trong muoi huong, nuoi trong muoi , ki thuat trong muoi , mo hinh trong muoi , phuong phap trong muoi , cach trong muoi

Một "hai lúa" của thời kỳ đổi mới dám vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống để tìm cho mình một chỗ đứng trên chốn thương trường nghiệt ngã và khẳng định tên tuổi cho sản phẩm của mình, đó là ông Nguyễn Văn Mọi ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hiện sản phẩm của ông thường được người tiêu dùng nhắc đến với thương hiệu Nho sạch "Ba Mọi"

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.