Nông Dân Mỹ Chống Thiên Địch Bằng Biện Pháp Tự Nhiên
Nhiều nơi ở Mỹ, nông dân đã thực hiện việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng bằng các biện pháp tự nhiên, thay vì dùng hóa chất thuốc trừ sâu.
Mark Van Horn, Giám đốc Trung tâm Trang trại sinh viên của Trường ĐH California (Mỹ) gần như mất dạng khi ông đi qua hàng rào hoa hướng dương trồng xung quanh cánh đồng cà chua và ngô ngọt. Ở đây, hoa hướng dương được trồng không phải để trang trí mà là phần chính yếu của một chiến lược kiểm soát sâu bệnh của trang trại rau sạch.
Ông Horn cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới nhất về hướng dương dại, loài hoa này được trồng để làm nơi trú ngụ của bọ rùa và ong vò vẽ ký sinh. Đây chính là 2 loài côn trùng chuyên tiêu diệt côn trùng gây hại cho việc trồng trọt.
Mỹ đang tài trợ 307 tỷ USD cho các chương trình nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu sâu về các kỹ thuật canh tác hữu cơ. Hằng năm, nguồn tiền đổ cho các nghiên cứu này là 3 triệu USD, còn khiêm tốn so với mức đầu tư 20 triệu USD cho nghiên cứu nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, số lượng chương trình, dự án nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ hằng năm đã tăng lên trên 20 so với con số 5-7 một vài năm trước.
Các nghiên cứu mới nhất về hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đã làm rõ những kỹ thuật mà nông dân thời đại mới có thể áp dụng. Nhà côn trùng học David Crowder công tác tại Trường ĐH Washington (Mỹ) nói rằng, việc có nhiều loài thực vật xung quanh cánh đồng và không sử dụng thuốc trừ sâu sẽ kích thích sự cân bằng giữa các loài côn trùng, thay vì để một loài thống trị.
“Có nhiều kẻ thù tự nhiên và chúng làm công việc kiểm soát sâu bệnh ở các cánh đồng hữu cơ rất tốt”, ông D. Crowder, nói.
Kẻ thù tự nhiên là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ. Tại Thung lũng Salinas – nơi cung cấp 80% sản lượng salad cho cả nước Mỹ thường gặp phải tình trạng bọ trĩ tấn công rau diếp. Bọ trĩ là loài khó diệt. Để xử lý, người ta trồng hoa cải gió (một loài hoa trang trí) giữa các luống rau diếp, chiếm 5-10% tổng diện tích cánh đồng. Loài ong vò vẽ sống trong đám hoa cải gió bắt bọ trĩ làm thực phẩm để nuôi con của chúng.
Ngoài ra, một số nông dân Mỹ trồng dâu tây đã thực hiện cách dùng các loại bẫy thực vật để thu hút côn trùng có hại nhằm bảo vệ cánh đồng dâu tây của họ. Bọ Lygus khiến dâu tây biến dạng. Tuy nhiên, loài bọ này thích cỏ linh lăng hơn dâu tây. Vì vậy, cứ 50 hàng dâu tây, người nông dân lại trồng một luống cỏ linh lăng. Khi đám bọ Lygus tập trung đông đảo, người nông dân dùng một máy hút bụi lớn gắn trên máy kéo để hút đám bọ đi.
Related news
Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi Cục NTTS cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 2 HTX Nuôi trồng và Chế biến xuất khẩu thủy sản: Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) và Hải Ninh ở Thạch Trung (Tp Hà Tĩnh) áp dụng kỹ thuật thổi khí xuống đáy ao cho tôm nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là hoạt động thuộc chương trình kế hoạch về đào tạo tập huấn khuyến nông năm 2013, nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, CTV khuyến nông cơ sở và một số chủ trang trại, có đầy đủ những kỹ năng và kiến thức cơ bản, từ đó ứng dụng phổ cập trong sản xuất tại địa phương.
Trong 4 ngày (từ 29.7 đến 1.8), vùng biển ven bờ của TP. Quy Nhơn xuất hiện nhiều cá cơm than, do vậy nhiều tàu thuyền làm nghề mành đèn tranh thủ khai thác.