Nông dân miền Bắc áp dụng mô hình nuôi vịt sạch
Vịt được nuôi ở nơi rộng, thoáng đãng, bóng mát với nguồn nước được làm mới liên tục nhân tạo hoặc tự nhiên giúp vịt ít bệnh, mạnh khỏe.
Sân nuôi vịt rải sỏi tại Tiên Lãng. Ảnh: Bizmedia
Thiết kế ao nuôi thả vịt trời bán hoang dã
Sau nhiều năm thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi, nông dân Phan Văn Miền (thôn 4, Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình) đã lựa chọn vịt trời để nuôi. Anh cho biết nuôi vịt trời dễ hơn vịt nhà, bởi vịt trời có nguồn gốc hoang dã nên thích nghi tốt, ít bệnh hơn.
Tuy nhiên, để đàn vịt khỏe mạnh, kiểm soát tốt dịch bệnh, anh Miền thiết kế hệ thống chuồng nuôi theo lối bán hoang dã, thích hợp với điều kiện bán sơn địa tại huyện Yên Mô, Ninh Bình
Cụ thể, việc được bơi, tắm, tìm thức ăn trong các ao nuôi thả. Hệ thống ao gồm khoảng ba ao. Trong đó, nước được tháo ra, đưa vào hàng ngày tại ao chính qua hệ thống cống. Sau đó, nước được giữ lại xử lý ở ao lắng và nuôi cá trước khi thải ra môi trường.
Phía trên ao nuôi chính dăng lưới mắt cáo để tránh vịt bay đi xa. Nền chuồng tôn cao, nhiều bóng mát, bên trong rải đệm lót sinh học để vịt vào ngủ, đẻ trứng. Ngoài ra anh Miền cũng phun thuốc khử trùng định kỳ hàng tuần để hạn chế mầm bệnh.
Sân vườn nuôi vịt bên rải sỏi, bên trồng cây
Là người nuôi vịt bầu lâu năm tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nông dân Hoàng Văn Gốp thiết kế sân-vườn-chuồng nuôi vịt thành hai phần. Một phần rải sỏi, một phần nền đất trồng nhiều cây xanh, chuồng nuôi và bể nước cho vịt xuống tắm.
Trong đó, phần rải sỏi giúp vịt khô ráo trong những ngày trời mưa, hạn chế mầm bệnh. Phần nền đất trồng nhiều cây xanh để tạo bóng mát mùa nóng. Bể nước được thiết kế giữa sân, làm nơi vịt bơi lội và tắm hàng ngày.
Nước được thay rửa hàng ngày để đảm bảo sạch sẽ. Sau đó, nước có chứa chất thải của vịt được tháo ra hồ nuôi thả cá, lục bình và tận dụng để tưới cho cây trồng.
Ao nước tuần hoàn nuôi thả vịt bầu Quỳ
Tại Nghệ An, với lợi thế đất đai cho chăn nuôi rộng lớn, các hộ nuôi thiết kế ao nước tuần hoàn để thả vịt bơi lội. Vịt sẽ kiếm thêm thức ăn là các loại cua, cá, tôm, ốc trong ao kết hợp thêm với thóc, ngô.
Trong mô hình, nước được bơm vào, tháo ra khỏi ao liên tục để tạo độ sạch cho nước. Nhờ đó, hệ thống tuần hoàn cũng cung cấp oxy cho nguồn thủy sản trong ao dồi dào để có đủ thức ăn cho vịt.
Nuôi thả vịt biển tại các vùng rừng ngập mặn ven biển
Tận dụng ưu thế diện tích đất ven biển, chân đê, bãi bồi lớn, người dân xã Đồng Rui (Quảng Ninh) đã phát triển nghề nuôi thả vịt biển. Đàn vịt hàng ngày được thả từ 7h30 sáng ra rừng ngập mặn để tự kiếm thức ăn chủ yếu từ tự nhiên như các loại tôm, cua, ốc…
Khoảng 19h30, vịt đi theo ánh đèn tự tìm đường về đúng chuồng, ngủ và đẻ trứng bên trong. Hiện, Đồng Rui có khoảng 40 hộ nuôi trên 17.000 con vịt biển. Giống vịt này có thể chăn thả luân phiên ở cả khu vực nước mặn và nước ngọt nên môi trường sống đa dạng, dễ chăm sóc.
Thả vịt biển tại rừng ngập mặn Đồng Rui. Ảnh: Bizmedia
Nuôi thả vịt dưới tán rừng, ven hồ thủy điện
Khu vực hồ thủy điện Lâm Bình (Tuyên Quang) rộng lớn, có lượng nước chảy liên tục, môi trường trong lành. Nhờ lợi thế địa lý đó, vùng đất này được tận dụng để phát triển mô hình nuôi thả vịt sạch, tạo thêm thu nhập kinh tế cho người nuôi.
Các hộ ở gần hồ thủy điện, được nhận khoán diện tích rừng ven hồ để phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn thả vịt dưới tán rừng. Ngoài thức ăn thêm, vịt tiêu thụ chủ yếu là các loại cá tép mò được ven hồ thủy điện và các thức ăn tự nhiên trong rừng hoặc khe suối.
Để kiểm soát diện tích nuôi, dịch bệnh, cán bộ thú y kiểm tra thường xuyên, người nuôi tuân thủ đúng quy định về thú y, môi trường nuôi thả. Ngoài cung cấp thịt vịt sạch, mỗi năm, các hộ nuôi vịt tại Lâm Bình bán ra trên 1.500.000 quả trứng vịt cho thị trường.
Related news
Tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa lai ba dòng LY 2099 với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là nông dân xã Nga Lĩnh.
Bà Đơn đã chuyển hướng trồng xen canh cây sương sâm vào vườn tiêu của gia đình. Nhờ vậy mỗi tháng, gia đình bà có thêm thu nhập cả chục triệu đồng.
Với sự tận tụy, siêng năng và không chùn bước trước khó khăn, thử thách, chị Nguyễn Thị Lan đã chọn cây sen (ảnh) làm hướng đi chính để gia đình sản xuất