Nông dân Duy Ninh nuôi cá lóc vượt lũ tại Quảng Bình
Trong khi nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Quảng Ninh phải chấp nhận bỏ trống ao hồ, không sản xuất được vì nguy cơ mất trắng do lũ lụt, ở xã Duy Ninh, có 4 hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng ao hồ vượt lũ để nuôi cá lóc thâm canh.
4 hộ nông dân ở xã Duy Ninh (Quảng Niinh) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng ao hồ vượt lũ để nuôi cá lóc thâm canh.
Đó là gia đình các nông dân: Nguyễn Mậu Dũng, ở thôn Hiển Lộc; Nguyễn Văn Hiển, ở thôn Phú Vinh; Lê Văn An và Lê Đình Tuân đều ở thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh. Các hộ này đã đầu tư xây dựng bể nuôi xi măng với hệ thống cấp, thoát nước linh hoạt. Bình quân mỗi hộ xây bể nuôi có diện tích từ 20 đến 40 m2 và đã thả nuôi từ 1.500 đến 3.000 cá lóc giống/hộ.
Nhờ tích cực chăm sóc, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cá được băm nhỏ và chú trọng khâu vệ sinh, thay nước bể nuôi hàng ngày, nên đến nay, sau hơn 2 tháng nuôi, cá lóc sinh trưởng, phát triển tốt và đã đạt trọng lượng hơn 0,2 kg/con.
Dự kiến đến gần Tết Nguyên đán, các hộ nuôi sẽ xuất bán ra thị trường từ 3,5 đến 4 tấn cá lóc thương phẩm với giá bán khoảng 60.000 đồng đến 80.000 đồng/kg, tổng doanh thu đạt 280 đến 320 triệu đồng, đưa lại lợi nhuận từ 25 đến 40 triệu đồng/hộ.
Trên địa bàn xã Duy Ninh có 15 hộ nông dân nuôi cá lóc trong bể xi măng; tuy nhiên, chỉ có 4 hộ nuôi 2 vụ/năm, 11 hộ còn lại do bể nuôi chưa bảo đảm vượt lũ, nên chỉ nuôi được 1 vụ.
Related news
Famext - một giải pháp hiệu quả có chức năng giám sát và quản lý trại nuôi trồng thủy sản từ xa. Giải pháp giúp chuẩn hóa quá trình nuôi, giám sát liên tục
Mô hình nuôi cá tầm quy mô lớn nhất tỉnh. Mô hình này được HTX Phát triển nông nghiệp thủy sản Đông Bắc triển khai từ năm 2015, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng
Bài viết giới thiệu mô hình nuôi tôm với giai đoạn gièo ứng dụng công nghệ biofloc và giai đoạn nuôi thương phẩm ứng dụng công nghệ UV giúp giảm chi phí vụ nuôi