Nông Dân Điêu Đứng Vì Dịch Bệnh Tôm Nuôi
Chưa năm nào tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi lại hoành hành như năm nay ở tỉnh Quảng Trị. Dịch bệnh đã khiến cho hàng trăm ha tôm bị chết, gây mất mùa tôm trên diện rộng.
Dù đã được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo không tiến hành nuôi lại sau đợt dịch đầu tiên xảy ra hồi tháng 4 năm nay, nhưng ông Trần Hữu Chính, một người dân ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn xử lý hóa chất và nuôi gần 1 ha tôm. Tuy nhiên cũng giống như lần nuôi trước đó, tôm không những không phát triển mà còn xuất hiện dịch bệnh trở lại và chết hàng loạt.
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là một trong những vùng nuôi tôm lớn ở tỉnh Quảng Trị. với tổng diện tích trên 156 ha. Dịch bệnh ở tôm xuất hiện với biểu hiện tôm dạt vào bờ và chết hàng loạt, chủ yếu xảy ra đối với tôm đã có thời gian nuôi từ 30-45 ngày và diễn ra trong thời gian rất nhanh. Cho đến thời điểm này, nông dân ở địa phương này bất lực trước trình trạng này.
Nghề nuôi tôm từng mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhưng bây giờ, họ lại lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Theo người dân, một ha ao nuôi phải đầu tư 30 triệu đồng để cải tạo ao hồ, chưa kể chi phí mua con giống, thức ăn. Riêng xã Vĩnh Sơn của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thiệt hại trong vụ nuôi tôm này khoảng 60 tỷ đồng.
Hiện tại, toàn bộ diện tích hồ nuôi tôm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được xử lý môi trường, dập dịch theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp họ có thêm điều kiện để khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Related news
Tình hình nuôi tôm biển của Bến Tre hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm đã bùng phát và thiệt hại không nhỏ, nhưng nhìn chung kinh tế thủy sản trong tỉnh không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu.
Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.
Sau nhiều năm nghiên cứu, điều tra, bằng phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp chọn lọc hỗn hợp từ các giống bản địa của tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận, Bộ môn Cây thực phẩm (Viện Cây lương thực- cây thực phẩm) đã chọn tạo thành công 2 giống bí xanh mới mang tên số 1 và số 2.