Prices / Mô hình kinh tế

Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng

Những Lưu Ý Nuôi Lợn Mùa Nóng
Author: 
Publish date: Sunday. June 5th, 2011

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

heo-khong truc tiep tuoi nuoc lanh
Không nên tưới nước lạnh
heo-xay chuong thoang mat
Xây chuồng thoáng mát

Hiện tượng heo thở dốc như vậy là do nó bài tiết mồ hôi không kịp, cơ thể quá nóng không thoát được hết nhiệt ra ngoài tạo nên. Nếu như trong lúc này lại dội nước lạnh cho heo, do nhận được kích thích quá mạnh vì nước lạnh, các lỗ chân lông trên toàn thân heo sẽ thu nhỏ lại, sự thoát nhiệt ra ngoài càng bị cản trở, nhiệt độ trong cơ thể con vật vì thế mà tăng cao đột ngột, theo đó nhẹ thì heo sẽ bị sốt cao, viêm phổi, còn nếu nặng sẽ làm con vật bị tử vong. Chính vì thế, về mùa hè nhất định không được áp dụng cách dội nước lạnh lên mình heo để giảm nhiệt cho heo.

Nếu như thời tiết quá nóng, thực sự phải giảm làm nhiệt độ cho heo thì có thể nhốt heo ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó rắc lên bề mặt nơi nhốt heo một ít nước lạnh (tốt nhất là bề mặt bằng xi măng) để heo có thể nằm nghỉ trên đó, cũng có thể tạo một cái hố trong chuồng heo, trong hố chứa đầy nước mát để heo có thể “đằm mình” trong đó.


Related news

Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Sunday. June 5th, 2011
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Sunday. June 5th, 2011
Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sunday. June 5th, 2011