Prices / Tin thủy sản

Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng

Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng
Author: Trần Quang Đại - Kỹ sư thủy sản Skretting Vietnam
Publish date: Friday. October 25th, 2019

Năm 2016 vẫn là năm được dự báo ít mưa, khô hạn, dễ xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, hình thái thời tiết này không có lợi cho nuôi thủy sản.

Tôm là động vật biến nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thân thể theo nhiệt độ môi trường, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26 - 32 độ C, do đó khi nhiệt nước trên 330C sẽ khiến cho tôm hoạt động nhiều, dễ bị căng thẳng, mất nhiều năng lượng, khiến tôm ăn nhiều hơn mức bình thường 1 - 2 lần ( Limsuvan, KansetUni ) dẫn đến chất thải nhiều hơn, môi trường phú dưỡng hơn, tảo phát triển nhanh, màu nước đậm, dễ dẫn đến tảo tàn, sẻ xảy ra các hiện tượng:

- Thiếu ôxy về đêm, tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước, một số con yếu sẽ bơi lên mặt, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm lột xác, tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt...

- Vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng...

- Tảo tàn, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt dơ bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng...

- Điều này sẽ làm tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm ốp, chậm lớn, để tránh hiện tượng này, người nuôi cần:

+ Nuôi nước có mực nước cao hơn 1,3 m, có mức ôxy luôn cao hơn 4 ppm;

+ Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua kiểm tra nhá, hoặc lặn đáy, đánh giá tỷ lệ sống để ước lượng thức ăn chính xác;

+ Quản lý đáy sạch không bị nhờn nhớt, màu nước ổn định có độ trong khoảng 20 - 25 cm, trong nước ít chất lơ lửng, có ít bọt tàn;

+ Tăng cường thêm vitamine, đặc biệt vitamin C, khoáng ... bổ sung vào thức ăn;

+ Xiphong đáy thường xuyên và tăng cường thay nước vào ban đêm;

+ Diệt khuẩn nước và cho ăn thuốc khi phát hiện nước dơ và tôm nhiễm khuẩn.


Related news

Thả giống nuôi tôm nước lợ Thả giống nuôi tôm nước lợ

Trong nuôi tôm nước lợ, ngoài việc cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật và quản lý ao nuôi chặt chẽ, hạn chế biến động môi trường ao nuôi thì việc chọn

Friday. October 25th, 2019
Thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn Thành phần dinh dưỡng chính trong thức ăn

Để giảm thiểu thiệt hại, người nuôi nên lựa chọn loại thức ăn đảm bảo có thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm.

Friday. October 25th, 2019
Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm Lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm

Để tiết kiệm chi phí nuôi và mang lại thành công của một vụ nuôi, khi lựa chọn thức ăn cho tôm, người nuôi cần chú ý ba vấn đề sau: Cảm quan, kích thước; độ bền

Friday. October 25th, 2019