Giá / Tin nông nghiệp

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 30/7 - 5/8)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 30/7 - 5/8)
Tác giả: Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 02/08/2019

Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu đục thân 2 chấm non gây dảnh héo trên lúa Mùa sớm, lúa sạ.

Trên lúa

Các tỉnh Bắc bộ: Rầy non -rầy lưng trắng hại diện hẹp trên lúa Mùa sớm, lúa sạ. Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, tuyến trùng, sâu cắn gié, bệnh đốm sọc vi khuẩn... tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột gây hại tăng trên lúa Hè Thu đứng cái làm đòng, trỗ. Bệnh khô vằn gây hại tăng trên lúa Hè Thu, hại nặng tại các tỉnh phía Nam vùng khu 4. Bệnh lùn sọc đen có khả năng phát sinh do rầy mang nguồn bệnh di cư sau bão số 2.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Các địa phương có gieo trồng lúa Thu Đông 2019 cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn để gieo sạ “né rầy”. Bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trổ. Các tỉnh lưu ý theo dõi để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời, khuyến cáo nông dân không nên bón quá thừa phân đạm và cần đảm bảo nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc, tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh.

Trên cây trồng khác

Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại trong cả nước.

Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp... tiếp tục hại.

Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam.

Cây chè: Bọ xít muỗi, bệnh thối búp, bệnh phồng lá... tiếp tục gây hại.

Cây mía: Bệnh trắng lá, sâu non xén tóc... gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch.

Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, khô quả, mọt đục quả... tiếp tục gây hại.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... tiếp tục gây hại.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... gia tăng hại.

Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư... gây hại nhẹ.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn... tiếp tục gây hại.

Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

KHUYẾN CÁO - H.A.I

Tại các tỉnh thành trong cả nước nói chung và đặc biệt là ĐBSCL nói riêng, bệnh đạo ôn lá đang tiếp tục phát triển gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trổ.

Với 40 loại chủng nấm và lây lan khắp 80 quốc gia trồng lúa nước, bệnh đạo ôn trở thành nỗi ám ảnh của bà con nông dân. Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây lúa từ lá, đốt thân, cổ bông đến gié lúa, hạt lúa… khiến bà con hoang mang nếu không tìm được giải pháp trị bệnh tốt nhất. Bà con tại các địa phương cần thường xuyên thăm đồng, chủ động phát hiện và trị bệnh ngay.

Nhắc đến bệnh đạo ôn, thuốc trị bệnh tốt nhất hiện nay chính là NEWBEM 750WP, thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ nên:

Có tính lưu dẫn cao, ngoài công dụng kép là phòng và trị bệnh đạo ôn hại lúa, NEWBEM 750WP còn có tác dụng làm lúa xanh tốt hơn, lá đòng xanh bền hơn, giúp cây lúa hấp thu nhiều dinh dưỡng, làm tăng trọng lượng hạt, hạt lúa sáng chắc, ít bị gãy nát khi xay xát và không ảnh hưởng đến bông lúa nếu có tăng liều.

NEWBEM 750WP vừa có tác dụng trị đạo ôn vừa thân thiện với môi trường, phân giải hoàn toàn trong đất, an toàn cho các loài động vật thủy sinh và không gây bệnh mãn tính cho người sử dụng.

Cách sử dụng: Liều lượng: 0,3-0,4 kg/ha (pha 7,5-8,0g thuốc/10 lít nước). Lượng nước phun 400-500 lít nước/ha. Đối với đạo ôn lá phun khi bệnh vừa xuất hiện, tỷ lệ khoảng 5-10%. Đối với đạo ôn cổ bông phun trước khi lúa trổ, nếu bệnh nặng có thể phun thêm 1 lần sau trổ.

Lưu ý: Có thể hỗn hợp với thuốc trừ bệnh Aviso 350SC, Bonny 4SL để tăng hiệu quả phòng trừ các loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại trên lúa.


Có thể bạn quan tâm

Quảng bá thương hiệu gạo Lệ Thủy Quảng bá thương hiệu gạo Lệ Thủy

Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chia sẻ, để có được thương hiệu “Gạo Lệ Thủy”, huyện đã xây dựng lộ trình hướng đến đạt chuẩn Ocop.

02/08/2019
Quảng Bình hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản Quảng Bình hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất

02/08/2019
Cục BVTV cùng Tập đoàn Lộc Trời phát triển phân bón hữu cơ Cục BVTV cùng Tập đoàn Lộc Trời phát triển phân bón hữu cơ

Ngày 30/7 tại Tây Ninh, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã cùng với Tập đoàn Lộc Trời ký kết dự án phối hợp thực hiện chương trình phát triển phân bón hữu cơ công nghệ

02/08/2019