Prices / Tin nông nghiệp

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19-25/9)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19-25/9)
Author: Cục Bảo Vệ Thực Vật
Publish date: Friday. September 22nd, 2017

Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa cấy muộn và những diện tích lúa xanh tốt. Rầy lứa 7 nở và gây hại diện rộng trên các trà lúa. Sâu non gây hại trà lúa trỗ muộn. Bệnh lùn sọc đen gây hại trà lúa mùa trung - muộn.

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa cấy muộn và những diện tích lúa xanh tốt. Rầy lứa 7 nở và gây hại diện rộng trên các trà lúa. Sâu non gây hại trà lúa trỗ muộn. Bệnh lùn sọc đen gây hại trà lúa mùa trung - muộn.

- Do ảnh hưởng của mưa bão, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh vàng lụi, chuột, bọ xít dài… có thể gia tăng.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Sâu non lứa 7 hại trên lúa mùa muộn giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Rầy lứa 6 hại trên lúa mùa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Do ảnh hưởng của mưa bão, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh, hại trên lúa mùa. Bệnh khô vằn, lem lép hạt hại trên trà lúa mùa giai đoạn làm đòng trở đi. Bệnh lùn sọc đen hại trên lúa mùa muộn giai đoạn đứng cái làm đòng.

Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Rầy, sâu đục thân, lem lép thối hạt... hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh. Bệnh đạo ôn, sâu đục thân hại cục bộ trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ 10, lúa gieo thẳng, lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái. Ốc bươu vàng lây lan rộng theo mưa lũ.

Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu phổ biến tuổi 3 - 4. Bệnh VL-LXL hại trên lúa TĐ, mùa. Bệnh đạo ôn gia tăng diện tích trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Dự kiến sâu bệnh trên lúa HT sẽ giảm do thu hoạch. Bệnh lem lép hạt phát sinh phát triển.  

2. Trên cây trồng khác

- Ngô và rau màu: Các đối tượng sinh vật gây hại chính phát sinh gây hại nhẹ.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... gây hại giảm.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành, rệp sáp, bệnh thán thư, bọ xít muỗi... hại tăng.

- Ảnh hưởng của mưa, bão bệnh đốm nâu thanh long và bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu phát triển. Bệnh đốm nâu gia tăng tỷ lệ nhiễm trên các vườn đang mang trái.

KHUYẾN CÁO - H.A.I

Trên lúa:

+ Với diện tích gieo sạ mới, dùng Rainbow 410SE với cơ chế “Diệt mầm 2 lớp”, mạnh mẽ hơn diệt cỏ chưa mọc mầm và đã mọc mầm. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (Rainbow 125ml + Fenclorim 50ml) cho 1.000m2, trừ hiệu quả cỏ dại ruộng lúa ở giai đoạn 0 - 3 ngày sau sạ.

+ Phòng trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá), dùng 700g/ha. Hoặc dùng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha), rải đều trên ruộng lúa, khi rầy ở tuổi 1, 2.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 - 3 bình/1.000m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).

+ Trừ sâu đục thân, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.

+ Phòng trừ bệnh đạo ôn, dùng thuốc đặc trị BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).

+ Dùng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.

+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Ngoài ra, thời tiết vụ HT mưa to, gió lớn, bổ sung thêm phân bón Hoàng Hổ Si (chứa thành phần là SiO2) hoặc Foliar Blend để giúp lúa cứng cây, tăng năng suất, chất lượng.

Cây rau: Dùng Foliar Blend (50ml/16 lít nước) cung cấp dinh dưỡng vi lượng, kích thích sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

Cây ngô (bắp): Sử dụng Maxer 660SC (1,25 - 2,5 lít/ha) trừ cỏ ở giai đoạn từ 7 - 20 ngày đối với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), dùng Gekko 20SC chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4 - 6 lít/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình) 16 lít nước.


Related news

Học sinh lớp 8 chế tạo thành công hệ thống tự động điều khiển máy bơm tưới nước cây trồng Học sinh lớp 8 chế tạo thành công hệ thống tự động điều khiển máy bơm tưới nước cây trồng

Học sinh lớp 8 chế tạo thành công hệ thống tự động điều khiển máy bơm tưới nước cho cây trồng

Friday. September 22nd, 2017
Giống mía ngoại át giống mía nội Giống mía ngoại át giống mía nội

Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI) phối hợp với Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam vừa tổ chức hội thảo "Giới thiệu giống mía mới và tiến bộ kỹ thuật trong canh tác mía

Friday. September 22nd, 2017
Hiệu quả phân lân Ninh Bình trên đất phèn Hậu Giang Hiệu quả phân lân Ninh Bình trên đất phèn Hậu Giang

Hiện tại, các rẫy mía trong mô hình thí điểm được hơn 8,5 tháng tuổi và đang mang lại nhiều hiệu quả bước đầu so với những rẫy mía đối chứng bên cạnh.

Friday. September 22nd, 2017