Giá / Mô hình kinh tế

Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre

Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre
Tác giả: 
Ngày đăng: 18/10/2012

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn). 
Phương châm của Dự án là khi con bò nái của Dự án đẻ, nếu là bê đực thì hộ dân sẽ nuôi lớn rồi bán (bằng với số tiền của con bò nái ban đầu) và gửi số tiền này cho Ban Quản lý (BQL) Dự án xã mua một con bò nái tơ khác và chuyển giao cho hộ nghèo liền kề. Nếu con bò nái của Dự án mà đẻ ra bê cái, thì hộ dân nuôi bằng với trọng lượng con bò nái ban đầu, rồi sau đó chuyển giao. Cứ thế, hộ nghèo này chuyển giao cho hộ nghèo khác. Mục đích của Dự án Heifer là sau ba năm, mỗi hộ nghèo đều có một con bò để nuôi và làm tài sản của mình…. 
Sau ba năm kết thúc Dự án, xã Thới Thạnh được BQL Dự án đánh giá là có thành tích nổi bật. Từ 40 con bò ban đầu, các hộ dân đã chuyển giao, nhân đàn bò lên thành 80 con. Anh Trần Văn Ngợi - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, Phó BQL Dự án cho biết: Dự án triển khai cho hộ nghèo ở hai ấp là Xương Thạnh B và Xương Hòa II. Hiện nay, BQL Dự án đang triển khai việc chuyển giao ở chu kỳ ba (40 con bò nái ở chu kỳ II đã đẻ được 8 con bê con (6 con đực, 2 con cái).

Những hộ nhận bò nái ban đầu của Dự án, có hộ đã có lợi nhuận, bò đã đẻ được lứa thứ hai, thứ ba - đây là những con bê mà hộ dân không cần phải chuyển nữa, họ có quyền bán lấy tiền. Năm 2010, Dự án tiếp tục đầu tư cho xã Bình Thạnh với số lượng bò ban đầu lên đến 120 con nái. Anh Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Quản lý Dự án cho biết: Dù chỉ triển khai được hai năm nhưng hiệu quả ban đầu đã rất khả quan, hiện BQL Dự án xã đang chuẩn bị sàng lọc đối tượng và chuyển giao chu kỳ II khoảng 40 con bò cái tơ cho hộ nghèo liền kề. Hiện số hộ có bê con lần II được hơn 10 hộ.

Nhiều hộ khác, bò nái ban đầu đã có mang thai và một số chuẩn bị đẻ. Đầu năm 2012, Dự án Heifer tiếp tục đầu tư cho hai xã Mỹ Hưng và Mỹ An với tổng số đàn bò nái ban đầu 300 con. Anh Bùi Hùng Vũ - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ An, Phó BQL Dự án cho biết, hiện đàn bò sinh trưởng khá tốt, qua giám sát cộng đồng và theo dõi, có 19 con bò nái đã được thụ tinh và mang thai vài tháng. Tại xã Mỹ Hưng, anh Trần Hữu Tường - Phó Chủ tịch UBND xã, Phó BQL Dự án cũng cho biết, hiện bò nái trong Dự án đã có 25 con đang mang thai. 
Anh Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh nhận xét: Dự án được triển khai hai năm, đây là Dự án có hiệu quả nhất tại địa phương, đã góp phần cải thiện đời sống của bà con nghèo. Qua điều tra, theo dõi của giám sát cộng đồng, phần lớn các hộ nhận bò Dự án đều chăm sóc tốt, bò sinh trưởng mạnh, tỷ lệ thụ thai cao. Tại địa phương, một số hộ có lợi nhuận vì có bê con lần II, một số khác bò nái đang mang thai lần II.

Chắc chắn rằng, năm nay hoặc đầu năm tới, lượng bò sinh lần II còn cao hơn. Bà con có lợi nhuận nhiều hơn. Qua đánh giá sơ bộ của địa phương, trong năm nay, số hộ thoát nghèo của xã sẽ cao hơn so với những năm trước. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã Bình Thạnh là 23% (492 hộ). Dự kiến cuối năm sẽ kéo giảm xuống còn khoảng 20%. Tại xã Thới Thạnh, anh Trần Văn Ngợi cho biết, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương hiện còn 19% với 392 hộ. Phần lớn số hộ thoát nghèo của năm 2011 là nhờ nuôi bò của Dự án.


Có thể bạn quan tâm

Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

18/10/2012
Gần 33 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế Gần 33 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.

18/10/2012
Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.

18/10/2012