Prices / Cà phê

Nhu cầu phân bón của cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch

Nhu cầu phân bón của cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch
Author: Quang Vinh - Lê Thuyết
Publish date: Saturday. December 2nd, 2017

Cà phê và hồ tiêu là các cây trồng mang giá trị cao, cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên. Do đó để bón phân khoa học trước hết phải biết cây trồng lấy đi chất gì, lấy hết bao nhiêu sau 1 vụ thu hoạch, từ đó trả lại chất ấy đủ cho đất thì đến vụ sau, năm sau mới có năng suất ổn định.

Cây hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh

Căn cứ để bón phân

- Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng cà phê: Cây cà phê cần các chất dinh dưỡng chủ yếu là N (đạm), P (lân), K (kali); tiếp đến là Ca (canxi), Mg (magiê), S (lưu huỳnh), Zn (kẽm), B (bo). Trong 1 tấn cà phê nhân có chứa 34,5 - 40kg N; 6,5 - 7kg P2O5; 35,5 - 40kg K2O; 0,8 - 1,2kg S; 1,9 - 2,7kg Ca; 1 - 1,5kg Mg; 8 - 12g Zn; 13 - 18g. Như vậy, trong nhân cà phê chứa đạm và kali là nhiều nhất, tiếp đến là lân, canxi, magiê, lưu huỳnh, bo và kẽm.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu: Trong 1kg hạt tiêu đen có chứa 39gr đạm (N), 9gr lân (P2O5) và 21gr kali (K2O) cùng các chất trung và vi lượng khác. Như vậy, để có 5 tấn hạt tiêu khô/ha, con người đã lấy đi 195kg N, 50kg P2O5 và 105kg K2O. Nếu tính cả thân lá cây tiêu con số này chí ít cũng gấp 2 lần như vậy.

- Một nghiên cứu khác, cho thấy vườn tiêu 8 năm tuổi đã lấy đi từ đất hết 295kg N, 56kg P2O5 và 405kg K2O (tương đương với 641kg N + 350kg phân P2O5 + 675kg K20). Thân và lá cây tiêu đã sử dụng một lượng kali khá lớn, làm cho tỷ lệ NPK do tiêu lấy đi là 5,3:1:7,2.

- Căn cứ vào đặc điểm đất đai, để đạt được cùng một mức năng suất, đất tốt bón lượng phân ít hơn, đất xấu bón phân nhiều hơn, thường thì đất đỏ có độ phì đất tốt hơn so với đất xám.

- Căn cứ vào năng suất thu hoạch: Vườn cà phê năng suất cao cần bón nhiều phân hơn so với vườn cà phê năng suất thấp.

- Căn cứ vào các thí nghiệm về phân bón: Kết quả từ mỗi thí nghiệm phân bón chỉ có thể khuyến cáo sử dụng cho vùng nghiên cứu và trên loại đất nhất định, hoặc các vùng khác có điều kiện đất đai, khí hậu tương đồng. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu phân bón từ vùng này sang vùng khác; từ loại đất này sang loại đất khác thường sẽ không mang lại hiệu quả cao.  

Nguyên tắc bón phân

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cần tuân thủ nguyên tắc 5 đúng:

- Đúng loại phân: Bón đúng các loại phân có chứa các chất dinh dưỡng mà cây cà phê cần như phân đạm (N), lân (P), kali (K); trung lượng và vi lượng chủ yếu như lưu huỳnh (S) can xi (Ca), magiê (Mg), kẽm (Zn) và bo (B).

- Đúng liều lượng: Đáp ứng đầy đủ về lượng phân bón cho cà phê để đảm bảo cho sinh trưởng và năng suất dự kiến; góp phần duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất. Bón thừa phân sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước; gây nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây. Bón thiếu phân, cây cà phê cho năng suất thấp, độ phì đất bị suy thoái và gây nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây.

- Đúng tỷ lệ: Đảm bảo tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, giúp cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao, chất lượng cà phê nhân tốt; duy trì và nâng cao độ phì đất.

- Đúng thời điểm: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cây cà phê cần trong từng thời điểm giúp cây sinh trưởng khỏe; năng suất cao. Để bón phân đúng cách, bà con cần lưu ý:

Không bón phân khi chưa mưa, hoặc đất chưa đủ ẩm, nắng nóng tiếp tục làm bay dinh dưỡng, lãng phí phân;

Chọn thời điểm đất ẩm với độ sâu 10-20cm, bón phân khoáng trộn phân hữu cơ theo rìa tán cây theo rãnh, lấp kín đất, tủ rác giữ ẩm.

Tránh bón vào các ngày mưa, làm trôi rửa phân, lãng phí đạm và kali.

- Đúng phương pháp: Bón đúng phương pháp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người sử dụng.  

Bón phân cho cà phê kinh doanh

Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 4 đợt bón:

Đợt 1: Bón vào tháng 1 tháng 2. Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 - 0.7kg/cây.

Đợt 2: Bón tháng 3 tháng 4. Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 - 0.9kg/cây.

Đợt 3: Bón tháng 6 tháng 7 bón thúc quả lớn, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 - 0.9kg/cây.

Đợt 4: Bón tháng 8 tháng 9, bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau.

Sử dụng NPK: 16.6.16, lượng bón 0.6 - 0.7kg/cây. Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 - 40cm, rộng 15 - 20cm, sâu 5 - 6cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 15 độ bón phân theo hố giữ màu.  

Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh

Cây hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh đặc biệt bộ rễ cám tiếp thu nhiều chất dinh dưỡng vào các đợt bón phân đầu mùa mưa, cây phát triển khoẻ làm tiền đề cho năng suất và chất lượng cao.

Hồ tiêu là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng nó có bộ rễ ngắn ăn nông (phần rễ đóng vai trò hút nước hút dinh dưỡng cho cây được mọc thành chùm ở độ sau từ lớp đất mặt đến 40cm). Nếu ta bón loại phân dễ tan khi tưới nước, sau thời gian ngắn phân tan hoàn toàn, một phần được cây hút, phần còn lại ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được gây ra hiện tượng thiếu phân giả tạo.

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây tiêu 4 đúng bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có các chủng loại loại và cách bón như sau:

- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển dùng bón sau thu hoạch: Loại NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 10 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%,SiO2 = 15% và các chất vi lượng tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 65%.

- Cách bón cho cây hồ tiêu sau thu hoạch (tăng lân, đạm): Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ sau đó phủ đất kín phân và tưới nước.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây cà phê

- Cách bón thúc quả (tăng kali và đạm): Sử dụng ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6%, cùng các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 61%. Đối với hồ tiêu kinh doanh nuôi trái lớn đến cuối vụ cần được bón các đợt sau: Đợt 1 giữa mùa mưa bón 0,3 - 0,4kg/trụ (500 - 600kg/ha) đa yếu tố NPK 12.8.12, đợt 2 cuối mùa mưa bón 0,2 - 0,4kg/trụ (500 - 600kg/ha) đa yếu tố 12.8.12.

Phân lân Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 - 98%. Như vậy, phân Văn Điển chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung vi lượng, cải tạo đất, giảm độ chua cho đất, rất thích hợp với cây cà phê và cây hồ tiêu.


Related news

Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ Mọt đục cành cà phê và biện pháp phòng trừ

Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ

Saturday. December 2nd, 2017
Các biện pháp khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê Các biện pháp khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê

Để khắc phục có hiệu quả tình trạng sương muối gây hại trên cà phê, chúng tôi xin giới thiệu bà con nông dân các biện pháp như sau:

Saturday. December 2nd, 2017
Rệp sáp hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp sáp gây hại quả cà phê là một trong những côn trùng gây thiệt hại lớn đến năng suất cà phê.

Saturday. December 2nd, 2017